Hà Nội: Phụ huynh bất ngờ vì học sinh được nghỉ Tết sớm, đột ngột lại thành học trực tuyến

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến vừa cho biết, những ngày tới, toàn bộ học sinh Hà Nội tạm dừng đến trường, thay vào đó sẽ học trực tuyến trước khi nghỉ Tết nguyên đán Tân Sửu.

Theo ông Tiến, UBND TP Hà Nội đã có quyết định về việc cho toàn bộ trẻ mầm non, học sinh các cấp nghỉ học từ ngày 1/2 để phòng, ngừa dịch COVID-19.

Tuy nhiên, với tinh thần tạm dừng đến trường không dừng việc học, Sở GD&ĐT vừa ký quyết định gửi các Phòng GD&ĐT về việc triển khai dạy học trực tuyến trong tuần tới. 

Việc học trực tuyến sẽ được thông báo tới phụ huynh, học sinh các cấp tiểu học, THCS- THPT, trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn nhằm tiếp tục duy trì nề nếp học tập. Đây được coi là tuần đệm để sẵn sàng cho việc học trực tuyến sau Tết nếu tình hình dịch bệnh vẫn căng thẳng.

Trước thông tin này, nhiều phụ huynh "sốc" vì không kịp trở tay, sắp xếp trang thiết bị phục vụ cho con học trực tuyến.

{keywords}
Ảnh minh họa

Chị Phương Hà (có con học tại trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân) than thở: “Sáng đang đi làm thì tôi nhận được tin nhắn của cô giáo chủ nhiệm lớp là chiều 2h các con sẽ bắt đầu học trực tuyến tại nhà.

Nhà tôi thì cả hai vợ chồng vẫn đi làm, con còn phải gửi hàng xóm, nhà trường lại thông báo đột ngột như vậy thì trở tay sao mà kịp? Ít nhất cũng phải có thời gian để phụ huynh còn sắp xếp chứ.

Con tôi mới lớp 1, việc bật phần mềm để học con vẫn chưa tự làm được, lớp 1 mà học trực tuyến không có phụ huynh kèm cùng tôi nghĩ cũng không hiệu quả.

Thời điểm này tôi nghĩ nhà trường nên cho các con nghỉ hẳn, ra Tết nếu dịch bệnh vẫn còn thì sẽ tiến hành học trực tuyến và cần thông báo sớm để chúng tôi chủ động”.

Cùng suy nghĩ với chị Hà, anh Thái Minh (quận Nam Từ Liêm) cho biết: “Thông thường, khi học trực tiếp trên lớp thì thời điểm sát tết cũng là lúc các con tổng kết học kỳ xong, việc học cũng không quá cấp bách nên đa số các con đến trường với tâm thế vừa học vừa chơi.

Hiện giờ tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhà trường cho nghỉ học đột ngột rồi lại yêu cầu học trực tuyến đột ngột làm sao phụ huynh sắp xếp được, chúng tôi vẫn đi làm chứ có được nghỉ để ở nhà phục vụ con học trực tuyến đâu.

Hơn nữa, ngay trong sáng 31/1 khi trường thông báo các con nghỉ học tôi lập tức lái xe đưa các con về quê nhờ ông bà chăm giúp, giờ các cô có thông báo học trực tuyến thì con tôi đành nghỉ chứ không thể về quê đón con lên được”.

Được biết, liên quan đến việc học trực tuyến giai đoạn này, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu hiệu trưởng các nhà trường quản lý chặt chẽ thời gian, kế hoạch dạy học của từng giáo viên. Chỉ đạo, tổ chức, phân công giáo viên chuẩn bị bài giảng và tổ chức giảng dạy trực tuyếncho học sinh bình thường theo thời khoá biểu chung của nhà trường. Lãnh đạo các trường tăng cường kiểm tra về thời gian, nội dung, chất lượng dạy học của từng giáo viên trong trường.

Các trường tiến hành rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học theo Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD&ĐT cũng như hướng dẫn của Sở GD&ĐT đã ban hành để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp.

Sở cũng yêu cầu các nhà trường phải đảm bảo việc quản lý thời gian, nội dung chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định. Từng nhà trường chủ động lựa chọn công cụ dạy học phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tham khảo, sử dụng nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập.

Nhà trường phối hợp với gia đình học sinh có biện pháp quản lý việc học trực tuyến; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập đã giao cho học sinh.

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu, khi học sinh đi học trở lại, các nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập trực tuyến. Từ đó hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung, kiến thức đã học qua hình thức này nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương trình theo quy định.

Hoàng Thanh

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Thủ khoa khối A toàn quốc từng ‘tụt dốc’ xuống top cuối lớp

Trở thành thủ khoa khối A00 toàn quốc nhưng có giai đoạn Mạnh Thắng từng bỏ bê việc học, thậm chí “tụt dốc” xuống gần cuối lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !