Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Ngành y năm nay có 3 tân giáo sư, 68 tân phó giáo sư. Trong đó, chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y.

Chị Thường sinh năm 1980, quê huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Chị hiện là Phó cục trưởng Cục Quản lý y, dược học cổ truyền - Bộ Y tế. 

Trịnh Thị Diệu Thường
Tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024 Trịnh Thị Diệu Thường. Ảnh: Website BV Đại học Y Dược TPHCM cơ sở 3

Chị Thường tốt nghiệp đại học ngành Y học cổ truyền (năm 2005) và thạc sĩ cũng ngành học này (năm 2009) tại Trường Đại học Y Dược TPHCM. Năm 2014, chị được Trường Đại học Y Dược TPHCM cấp bằng tiến sĩ cùng chuyên ngành và được bổ nhiệm phó giáo sư năm 2018.

Về nghiên cứu khoa học, tân giáo sư Trịnh Thị Diệu Thường đã công bố 116 bài báo khoa học, trong đó có 23 bài trên tạp chí quốc tế có uy tín. Chị cũng đã làm chủ nhiệm và hoàn thành 3 đề tài nghiên cứu, xuất bản 14 cuốn sách về y học.

Hướng nghiên cứu chủ yếu của tân giáo sư trẻ nhất ngành y là: Châm cứu phục hồi vận động sau đột quỵ; Nhĩ châm điều trị các bệnh lý thường gặp; Các hình thức châm cứu khác điều trị các bệnh lý thường gặp; Tiêu chuẩn chẩn đoán các hội chứng, bệnh cảnh lâm sàng và đặc điểm sinh lý của huyệt; Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám phá, phát triển thuốc mới…

Ngoài ra, một tân giáo sư 8X cũng “made in Vietnam” là Nguyễn Quang Hưng, đạt chuẩn giáo sư ngành Vật lý.

Anh Nguyễn Quang Hưng sinh năm 1980, quê huyện Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Hiện anh Hưng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học cơ bản và ứng dụng, Trường Đại học Duy Tân.

Tân giáo sư Nguyễn Quang Hưng tốt nghiệp đại học (2003) và thạc sĩ (2006) ngành Vật lý, chuyên ngành Công nghệ hạt nhân Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội; tốt nghiệp tiến sĩ ngành Vật lý, chuyên ngành Vật lý lý thuyết và Vật lý toán tại Viện Vật lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2010. Anh Hưng được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư năm 2015.  

Trong nghiên cứu, anh Hưng đã công bố 96 bài báo khoa học, trong đó có 89 bài trên tạp chí quốc tế có uy tín, hoàn thành 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, xuất bản 1 sách. Ngoài ra, anh là thành viên của Hội đồng khoa học ngành Vật lý Quỹ Nafosted từ 2017 đến nay.

Hướng nghiên cứu chủ yếu của tân giáo sư Nguyễn Quang Hưng là: hiện tượng kết cặp trong hạt nhân tại nhiệt độ bằng không, nhiệt độ và moment góc khác không; các thăng giáng lượng tử và nhiệt động trong các hệ hữu hạn; cộng hưởng lưỡng cực pygmy và cộng hưởng lưỡng cực khổng lồ trong các hạt nhân bị kích thích; mật độ mức và hàm lực bức xạ của hạt nhân; phản ứng hạt nhân năng lượng thấp; ứng dụng các hệ phổ kế hạt nhân trong nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc và sai hỏng của các vật liệu nano…

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

Đang cập nhật dữ liệu !