Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

Lời tòa soạn:

Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong muốn cùng độc giả ghi nhận và thảo luận sâu về câu chuyện này.

Chúng tôi mong nhận được sự chia sẻ từ các phụ huynh, giáo viên, học sinh và các nhà quản lý giáo dục về những trải nghiệm thực tế, những bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất giải pháp mới cho một vấn đề đang được xã hội rất quan tâm này.

Bài viết dưới đây là trăn trở của một phụ huynh tại Hà Nội. 

Tôi có 3 con, cháu đầu học lớp 11 tại một trường ở Nam Từ Liêm, Hà Nội. Con và gia đình tôi đang có hướng phấn đấu vào một trường đại học y lớn.

Để đến được đích này, con đã và đang phải nỗ lực hết sức. Từ lớp 10, ngoài thời gian học tại trường, con học thêm 4 môn là Toán, Lý, Hóa, Sinh. Mỗi môn 2-3 tiếng/buổi, chi phí 240-250 nghìn đồng. 

Từ khi lên lớp 11, lịch học thêm của con bổ sung 2 buổi/tuần môn tiếng Anh để luyện thi IELTS, tăng cơ hội xét tuyển vào đại học. Tổng mỗi tháng, chi phí cho con học thêm là hơn 7 triệu đồng.

Theo dự định, tháng 11/2025 con sẽ thi IELTS, tới tháng 3/2026 tham gia Kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy rồi tiếp đến là rải hồ sơ, thi đại học… 

Như vậy, mỗi tuần, ngoài các buổi sáng và 2 buổi chiều học tại trường, con có 6 buổi học thêm khác vào buổi tối và cả ngày chủ nhật. Có một số điểm học cách nhà hơn 10km, tôi không yên tâm để con tự đi xe đạp điện, cũng không thể đưa đón vì đi làm về còn tối mặt lo cho 2 con nhỏ mới lớp 6 và lớp 4, nên phải thuê xe ôm cho con. 

Có những hôm con học sáng 5 tiết, chiều 4 tiết, sau đó tối lại vội vàng đi học thêm 3 tiếng - không kịp ăn cơm nhà, phải lót dạ dọc đường. Thương con vất vả, tôi luôn cố nghĩ xem nên cho con ăn gì để đảm bảo sức khỏe. Ngoài các món thịt cá thông thường, tuần nào tôi cũng duy trì cho con một bữa no nê cá hồi vì nghe nói món này giàu chất béo tốt cho não. 

Tôi thấy con học nhiều cũng khổ nhưng không như vậy ngày càng bị tụt lại. Quan trọng là cháu muốn học và còn đòi đi học thêm vì sợ thua kém các bạn và không thể vào được trường mình mong ước. 

Vài ngày trước, khi con vừa thi giữa kỳ xong môn đầu tiên, tôi hỏi: “Con làm bài tốt không, áng chừng mấy điểm?”, cu cậu tưng tửng: “Con làm sao biết được! Mẹ không để cho con được hạnh phúc tới hôm biết điểm à?”. 

Khi tôi cố vặc: “Con đi học thêm suốt bên ngoài thế mà không chắc mình làm tốt đề trường ra, sao ra bên ngoài thi thố được”. Thằng bé đáp: “Mẹ tưởng mình con đi học thêm chắc! Giờ trường biết học sinh nào cũng đi học thêm nên ra đề ‘khoai’. Giờ đứa nào chẳng như đứa nào!”.

Thực sự, nhìn quanh, tôi thấy hiếm con cái nhà ai không đi học thêm, nhất là những đứa sắp bước vào những kỳ thi căng thẳng như vào cấp 3 hay đại học. Chỉ 2 năm trước, con tôi cùng 2 bạn nó, tuần nào cũng 2 buổi học tới 22-23h ở nhà cô giáo dạy toán, rồi 4-5 buổi khác tới 21-22h mới kết thúc ôn Văn, tiếng Anh. Bạn con tôi còn đi học mỗi môn 2 thầy cô khác nhau, người luyện đề, người ôn kiến thức. 

Bọn trẻ và cả gia đình tôi vừa thở phào khi các con vào được cấp 3, lại vào guồng ngay chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Thôi thì, nghĩ tích cực một chút, đi học thêm cũng là dịp để con phóng xa tầm mắt, thấy rằng bên ngoài nhiều bạn giỏi giang, phải nỗ lực hơn, chứ không phải thấy mình đứng top đầu ở lớp là yên tâm. 

Tôi bảo con rằng, hãy coi học là một công việc, muốn thăng tiến, muốn hơn người khác, mình phải chăm “cày”. Hơn nữa, nếu muốn học và làm ngành Y, con càng cần quen với guồng quay liên tục, không lúc nào được chùn chân.  

Thực tế, con mình không quá xuất sắc hay học cấp 3 trường chuyên, trường top, không có giải thưởng quốc gia, quốc tế thì phải “cày” cật lực mới có thể vào trường đại học tốp đầu. Nếu học hời hợt, vào trường làng nhàng thì vẫn tốn kém đấy, mà chưa biết tương lai về đâu.  

Khi nhìn lịch học thêm dày đặc của trẻ, nhiều người thường ca thán rằng chúng ta đang tạo ra những cỗ máy học tập, khiến các con chẳng còn tuổi thơ. Nhưng thử hỏi, nếu không tham gia guồng quay này, con chúng ta sẽ đứng ở đâu? Chúng tôi cũng muốn con mình được thư giãn, cuối tuần cả gia đình bên nhau, đơn giản là đi ăn kem, về quê thăm ông bà thay vì con chạy sô học thêm, bố làm “xe ôm”, mẹ lo việc nhà... Nhưng chúng tôi đâu có lựa chọn khác? Gia đình tôi lâu lắm rồi không có những lần đi ăn đông đủ cả nhà. 

Độ giả Khánh Xuân (Hà Nội)

Nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Bạn đọc có ý kiến hoặc câu chuyện tương tự có thể gửi về email: Bangiaoduc@vietnamnet.vn. Bài viết được đăng tải trên VietNamNet sẽ nhận nhuận bút theo quy định của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn!

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !