Sinh vật lạ có ngoại hình như não người, nhầy nhụa ghê sợ ở Canada
Vật thể 'đốm não sền sệt' nằm ở trong công viên tại British Columbia, Canada nhìn vào đã thấy khiếp sợ.
Sinh vật lạ có ngoại hình như não người, nhầy nhụa ghê sợ ở Canada |
Các đầm phá nổi tiếng với những sinh vật đầm lầy đáng sợ. Nhưng mới đây, các nhà khoa học phát hiện ra một thứ kỳ lạ không kém ở trong công viên Vancouver, British Columbia, Canada: một 'đốm não sền sệt'.
Sinh vật lạ có ngoại hình nhiều nếp nhăn giống bộ não người, mềm mại, dẻo sền sệt. Theo các chuyên gia, sinh vật lạ có tên khoa học là Pectinatella magnifica, với tập hợp hàng trăm sinh vật bé nhỏ.
Bằng chứng hóa thạch cho thấy sinh vật từng tồn tại cách đây 470 triệu năm. Khối sinh vật thực chất là hàng trăm cá thể tập hợp với nhau thành một bầy. Mỗi tổ chức sinh vật đơn lẻ gọi là zooid, có kích thước chưa đến một milimet, không xương sống nhỏ bé, hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường
Hàng trăm con tập hợp lại có thể tự kết dính với nhau bằng một loại protein đặc biệt, tạo ra nhiều loại hình dạng khác nhau, thậm chí cả cấu trúc dạng cây nhánh. Chúng có thể sinh sản vô tính, nếu tách ra khỏi tập hợp gặp điều kiện thuận lợi, chúng sinh sôi nhanh chóng và dính vào nhau để bảo toàn số lượng. Khối 'nhầy nhụa' có ngoại hình giống não người ăn tảo trong nước giàu dưỡng chất.
Hầu hết sinh vật lạ này sinh sống trong môi trường biển nhưng nhưng loài được tìm thấy ở Công viên Stanley, Vancouver thuộc vùng nước ngọt. Phát hiện về sinh vật lạ đã được báo cáo tại một sự kiện của Hiệp hội sinh thái Stanley, tại đây, các nhà khoa học chia sẻ về kết quả cuộc khảo sát công viên, xác định hàng trăm sinh vật.
Trong khu vực Lagoon Lost, hồ sinh học nằm ở phía nam của công viên, 'gã khổng lồ' nhầy nhụa nằm chình ình tại đó.
Đây không phải là lần đầu tiên một cá thể sinh vật lạ như vậy tìm thấy ở khu vực này của Canada. Tuy nhiên, các nhà khoa học không biết vì sao chúng lại xuất hiện và nổi lên mặt nước. Họ nhận định rằng có thể việc nhiệt độ toàn cầu ấm lên đã khiến sinh vật di chuyển môi trường sống. Chúng cần nhiệt độ nước ấm hơn 16 độ C để có thể hoạt động.
Giả thuyết khác cho rằng, sinh vật này vốn sống ở đó mà con người không nhận ra vì chúng rất khó tìm, cộng với việc màu sắc tối giúp chúng ngụy trang tốt ở dưới nước bùn.
Cuộc chạm trán giữa cá voi nhà táng và mực khổng lồ
Các chuyên gia phát hiện xác con cá voi nhà táng dạt vào bờ biển có nhiều vết sẹo trên cơ thể là dấu tích trong cuộc chiến với mực khổng lồ.
Hoàng Dung (lược dịch)