Phát hiện dấu vết 'rồng tử thần' khổng lồ sải cánh dài 9 mét
Đây là khám phá hiếm hoi về loài vật được mệnh danh là 'quái thú', kẻ săn mồi đáng sợ trên bầu trời lớn nhất từng được tìm thấy ở Nam Mỹ.
Các nhà khoa học Argentina khai quật hóa thạch hiếm thấy chưa từng có trước đây về thằn lằn bay, một loài bò sát bay khổng lồ, được mệnh danh là 'rồng tử thần' trên dãy núi Andes ở tỉnh Mendoza, miền tây đất nước.
Phát hiện dấu vết 'rồng tử thần' khổng lồ sải cánh dài 9 mét |
Những mảnh xương bảo tồn trong đá ở dãy núi Andes khoảng 86 triệu năm, sinh vật bay này đã sống cùng với khủng long. Với chiều dài khoảng bằng một chiếc xe bus màu vàng, sải cánh ước tính dài 9 mét, đây là loài thằn lằn bay lớn nhất được phát hiện ở Nam Mỹ, một trong những động vật có xương sống biết bay lớn nhất từng sống.
Leonardo Ortiz, Đại học Quốc gia Cuyo ở Mendoza, nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu cho biết các đặc điểm chưa từng thấy trong phát hiện lần này yêu cầu một cái tên mới. Do vậy. Các nhà khoa học đặt tên cho loài này là Thanatosdrakon amaru, kết hợp những từ Hy Lạp cổ đại là thanatos có nghĩa là tử thần và drakon có nghĩa là con rồng.
Trong khi đó, theo ngôn ngữ bản địa Quechuan, amaru có nghĩa là con rắn bay từ ngôn ngữ Bản địa Quechuan và dùng để nói về một vị thần Incan hai đầu.
Leonardo Ortiz cho biết: “Đây là một cá thể cái. Loài này có chiều cao tương đương với chiều cao của một con hươu cao cổ, đầu lớn, cơ thể cường tráng. Chúng tôi không có hồ sơ về bất kỳ cá thể nào liên quan gần, thậm chí có sự thay đổi cơ thể tương tự như những con quái vật này. Khám phá này mở rộng kiến thức về giải phẫu của nhóm động vật ăn thịt đa dạng".
Con 'quái thú' là một kẻ săn mồi đáng sợ trên bầu trời vào thời của nó. Ước tính, loài sinh vật đáng sợ này đã sống ít nhất 20 triệu năm trước khi một tiểu hành tinh tác động vào khu vực ngày nay là bán đảo Yucatan, Mexico. Vụ việc gây ra sự biến mất của khoảng 3/4 sự sống trên hành tinh.
Khu vực Mendoza, Argentina là nơi tọa lạc của ngọn núi cao nhất ở châu Mỹ có tên Aconcagua. Đây cũng là nơi các nhà cổ sinh vật học từng phát hiện ra những khám phá về khủng long quan trọng bao gồm cả khủng long Sauropod khổng lồ hay Notocolossus -một trong những loài khủng long lớn nhất thế giới.
Hóa thạch đang được bảo quản tại phòng thí nghiệm và bảo tàng khủng long, Đại học Quốc gia Cuyo ở Mendoza. Để giúp bảo tồn mẫu vật, các chuyên gia bảo tàng đã đúc mẫu hóa thạch khác nhau theo tỷ lệ 1-1 trưng bày tại bảo tàng.
Cậu bé 9 tuổi phát hiện báo đốm gầm gừ trong nhà vệ sinh ở trường
Một cậu bé 9 tuổi đến từ Brazil hoảng sợ khi đối mặt với con báo đốm khi tình cờ bắt gặp nó đang gầm gừ trong nhà vệ sinh trường học.
Hoàng Dung (lược dịch)