Bác sĩ Việt tại Mỹ: Ai cần tiêm vắc xin đậu mùa khỉ?

Vắc xin ngừa đậu mùa đồng thời ngừa được đậu mùa khỉ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cơ quan y tế các nước đều khuyến cáo không cần tiêm phòng đại trà vắc xin.

Cuối tuần qua, WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vối bệnh đậu mùa khỉ. Con số ca mắc hiện nay đã tăng lên gần 17.000 ca tại 70 nước.

Bác sĩ Huynh Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ, cho biết khi bệnh nhân bị nhiễm virus thì sẽ có khoảng 1-2 tuần ủ bệnh. Sau thời gian ủ bệnh thì bệnh nhân có thể có các triệu chứng không rõ ràng như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, hay yếu người.

Điểm quan trọng phân biệt bệnh đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa là bệnh nhân có các hạch sung dưới nách hay khắp người ở bệnh đậu mùa khỉ. Sau giai đoạn này, bệnh nhân có thể nổi các ban mẩn đỏ khắp người, tay chân.

Các ban mẩn đỏ sẽ phát triển qua 4 giai đoạn. Đầu tiên là nổi ban đỏ, sau đó chỗ ban sưng phồng lên, đau nhức, có nước tích tụ, và có mủ. Ở giai đoạn bọng nước và mủ là giai đoạn dễ lây bệnh nhất. Bệnh nhân có thể sẽ gãi chỗ mẫn này khiến các mẩn bị vỡ, bong tróc, và có thể lây nhiễm cho người khác.

Bệnh kéo dài khoảng 2-4 tuần, mức nặng nhẹ tùy theo sức khỏe nền của người nhiễm virus và tùy loại virus mà bệnh nhân dần dần hồi phục.

{keywords}
Biểu hiện bệnh đậu mùa khỉ. 

BS Wynn cho biết hiện đậu mùa khỉ có thuốc kháng virus là thuốc đặc trị dùng để chữa bệnh nhân đang bị nhiễm đậu mùa khỉ. Thuốc này hoạt động bằng cách ức chế quá trình tạo vỏ của virus mới khi nhân đôi.

Liều dùng của Tecovirimat cho đậu mùa khỉ là uống viên 600mg ngày 2 lần trong vòng 14 ngày. Thuốc này là thuốc đặc trị, bác sĩ điều trị muốn thuốc này cần liên lạc với sở y tế công cộng địa phương hoặc CDC để được hướng dẫn dùng thuốc.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp trị liệu khác hỗ trợ như chữa trị nhiễm trùng da, chữa viêm sưng, hay các biến chứng do bệnh đậu mùa khỉ.

Vắc xin ngừa đậu mùa khỉ đã có từ năm 2015. Hiện CDC Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ tiêm vắc xin cho những ai đã mắc, phơi nhiễm với đậu mùa khỉ hoặc những ai có rủi ro cao gặp bệnh này ví dụ như: Bệnh nhân đã được phát hiện mắc hay phơi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ dựa vào triệu chứng và xét nghiệm.

Người thân và tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Bệnh nhân quan hệ tình dục với nhiều người trong vùng dịch đậu mùa khỉ. Nhân viên y tế và chuyên viên phòng lab có thể tiếp xúc với sinh phẩm chứa virus đậu mùa khỉ.

Bệnh nhân nên tiêm vắc xin trong vòng 4 ngày sau khi nghi ngờ tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ hoặc chích trước cho những ai có rủi ro cao mắc bệnh này.

Có 2 loại vắc xin được FDA chấp thuận là Jynneos (Imvamune/Imvanex) và ACAM2000. Cả hai loại vắc xin này đều dùng virus đã bị làm "yếu" (Live modified virus). Vì vậy, tiêm vắc xin này phải cẩn thận với những bệnh nhân có bệnh nền hay hệ miễn dịch yếu và không phải ai cũng nên tiêm vắc xin này.

Jynneos (Imvamune) là loại vắc xin làm từ virus Vaccinia, cùng họ Orthopox virus với Monkeypox. Virus này khi chích vào sẽ đưa những virus đã bị làm yếu, không có khả năng gây bệnh vào cơ thể. 

Do Virus Vaccinia cùng họ với Monkeypox virus nên các kháng thể đặc hiệu cũng có thể bảo vệ cơ thể trước đậu mùa khỉ. Vaccine Jynneos cần chích 2 mũi và được FDA cho phép năm 2021.

ACAM là vắc xin được chấp thuận năm 2015, có cả trước Jynneos nhưng cách chích khó khăn khiến sau này CDC khuyến cáo dùng Jynneos nhiều hơn. ACAM cũng là vắc xin làm yếu Vaccinia virus, nhưng khi tiêm dùng kiêm nhúng vào dịch và tiêm nhiều lần trên vai.

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền qua nhiều con đường khác nhau, bác sĩ khuyến cáo trong sinh hoạt hàng ngày, các bạn không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đồng thời hạn chế tiếp xúc với giọt bắn hoặc dịch cơ thể từ người khác. Đây là một trong những cách đơn giản nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây lan của đậu mùa khỉ.

K.Chi 

Đại diện WHO tại Việt Nam: Chưa cần tiêm chủng đại trà vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ

Đại diện WHO tại Việt Nam: Chưa cần tiêm chủng đại trà vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ

Đây là quan điểm về bệnh đậu mùa khỉ của BS Socorro Escalante, quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam trước báo giới vào chiều nay 26/7.

Đậu mùa khỉ khác với thủy đậu như thế nào?

Đậu mùa khỉ khác với thủy đậu như thế nào?

Sự bùng phát của bệnh đậu khỉ đã gây nhiều hoang mang cho giới chức y tế trên thế giới. Mặc dù không phải là bệnh giống như thủy đậu nhưng một số triệu chứng của hai bệnh này rất giống nhau.

Những người Việt sinh trước năm 1980 ít có nguy cơ nhiễm đậu mùa khỉ?

Những người Việt sinh trước năm 1980 ít có nguy cơ nhiễm đậu mùa khỉ?

So với Covid-19, đậu mùa khỉ có tỷ lệ tử vong cao hơn nhưng bệnh lại khó lây hơn. Đặc biệt những người sinh trước năm 1980 đã được tiêm vắc xin đậu mùa, đã có miễn dịch ít có nguy cơ nhiễm đậu mùa khỉ.

Đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp, nhóm người nào dễ mắc?

Đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp, nhóm người nào dễ mắc?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp, cảnh báo ca mắc chủ yếu là nam giới, trong đó đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới mắc đậu mùa khỉ tương đối cao.  

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !