Người bán cả gia tài đầu tư vào công nghệ chế biến thịt tươi
Ông Đào Quang Vinh, Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vinh Anh (Vinh Anh Food), được nhiều người biết đến là một trong những người đi đầu trong công cuộc “xóa bỏ” lò mổ thủ công ở Hà Nội.
Ước mơ mang công nghệ Châu Âu về Hà Nội
Từ hơn chục năm trước, ông Vinh đã được giới “lò mổ” ở Hà Nội ngả mũ thán phục vì ông vì dám liều lĩnh gom hết tài sản, xây dựng nhà máy chế biến thịt tươi sạch quy mô công nghiệp. Người ta từng nói ông liều lĩnh bởi vì lúc đó Hà Nội chủ yếu là giết mổ thủ công, nhỏ lẻ.
Nói về cái duyên với nghề giết mổ lợn, ông Vinh kể gần 40 năm trước khi ông đi bộ đội về thì không có việc làm nên bố ông đưa tới làm chân giết mổ của Công ty Thực phẩm Hà Nội. Lúc ấy, đây là ngành hót nhưng ông Vinh vẫn không mặn mà lắm muốn bỏ việc ngay nhưng rồi nó như cái nghiệp và ông cứ theo.
Sau thời kỳ bao cấp, ông Vinh về mở một lò giết mổ thủ công ở Phùng Khoang, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.Dù đang vận hành lò mổ thủ công nhưng ông Vinh vẫn khát khao có thể xây dựng một lò mổ với dây chuyền giết mổ hiện đại của các nước phương Tây. Dù ông chưa từng được tham quan một dây truyền sản xuất nào nhưng ông Vinh kể qua phim ảnh thôi những hình ảnh ấy vẫn quấn lấy tâm trí ông.
Khi đó người ta chích điện để heo chết rồi mới lấy tiết trái ngược với ở Việt Nam khi giết mổ những con lợn kêu eng éc từ lúc bắt khỏi chuồng, rồi bị chọc tiết, tất cả các công đoạn giết mổ vẫn làm trên nền đất bẩn. Công nhân làm việc thì nóng bức, máu me dính đầy người, nhìn rất mất vệ sinh. Ông Vinh nghĩ về hình ảnh những dây chuyền giết mổ trong phòng lạnh, heo được chích điện, người làm ăn mặc đồng phục đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lại đỡ ám ảnh những tiếng heo kêu eng éc.
Khu giết mổ tập trung của ông Vinh đạt tiêu chuẩn Châu Âu đảm bảo an toàn thực phẩm |
Ra khỏi lò mổ thì những con heo “khỏa thân”chạy dọc đường phố. Chỉ cần ra đường Nguyễn Trãi, đường Giải Phóng buổi sáng sớm chúng ta đều gặp hàng trăm con lợn đã mổ được vắt ngang qua xe không che đậy, thậm chí người ta còn tranh thủ ngồi lên thịt rồi tỏa đi khắp các chợ ở Hà Nội kể cả nắng hay mưa, mùa đông hay mùa hè. Vậy là ông Vinh càng khát khao hơn một công xưởng giết mổ mang tầm vóc công nghiệp, hiện đại và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đến năm 2012, ông Vinh thành lập công ty Cổ phần thực phẩm Vinh Anh với nhà máy chế biến thịt tươi sạch đã ra đời với quy mô lớn bậc nhất tại khu vực miền Bắc. Toàn bộ dây chuyền, thiết bị máy móc, phục vụ cho công tác giết mổ, chế biến thịt lợn được nhập khẩu và chuyển giao công nghệ từ Pháp, Trung Quốc với công suất từ 600 – 1.000 con lợn/ ca.
Ông Vinh kể vốn đầu tư khoảng 80 tỷ đồng, đây là cả gia tài của gia đình ông. Khi mạnh dạn đầu tư, nhiều người cũng gàn bảo ông “ăn chắc, mặc bền” vì người Việt vẫn chưa quen với kiểu mua thịt giết mổ công nghiệp. Nhưng ông Vinh tin chỉ quan niệm thực phẩm sạch sẽ luôn phát triển.
Quy trình giết mổ, ban đầu heo đã được kiểm dịch, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Toàn bộ heo giết mổ đều được thực hiện theo chuỗi liên kết chăn nuôi.
Khi vào lò giết mổ, heo được đưa vào máy châm tê tự động ba điểm năng. Ông Vinh lý giải làm theo cách này thịt không bị biến đổi lý hóa, ảnh hưởng đến chất lượng thịt như cách gây tê thủ công.
Sau đó đưa vào rửa trụng nước nóng và đánh lông tự động.Việc áp dụng máy móc và thiết bị hiện đại đã giúp thực phẩm đảm bảo vệ sinh hơn, đạt công suất cao hơn so với những lò giết mổ thông thường.
Thịt sau khi pha lọc sẽ được đưa vào bảo quản ở nhiệt độ âm |
Khi giết mổ xong, khâu vận chuyển cũng được đặc biệt trú trọng. Ông Vinh cho biết ông đầu tư hệ thống xe ô tô chuyên dùng có hệ thống lạnh để phân phối đảm bảo thực phẩm tươi ngon, hợp vệ sinh, 100% số thịt sạch.
Trăn trở đi đầu
Vì là người đi đầu nên ông Vinh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ông kể hoạt động lò mổ công nghiệp này chi phí nhiều thu lại ít. Nếu làm vì tiền thì chắc chắn làm lò mổ thủ công lãi hơn nhiều. Nhà máy lúc mới hoạt động chỉ giết được 50 con/ngày nhưng hẳn 2.500m² nhà xưởng, chỉ công rửa, vệ sinh nhà xưởng đã phải tính làm sao không lỗ. Ông Vinh kể 50 con chứ 30 con vẫn giết mổ, vẫn kiên trì.
Đến năm 2017, khi thành phố Hà Nội thắt chặt ATTP hơn. Các siêu thị, bếp ăn tập thể, cơ sở chế biến phải có nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Lúc đó, có nhiều cơ sở đã đặt hợp đồng với công ty. Vì vậy, công suất giết mổ lên 200 con/ngày.
Tính toán về việc giết mổ thủ công và giết mổ công nghiệp, ông Vinh khẳng định giết mổ công nghiệp rẻ và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn rất nhiều. Bởi vì thịt sau khi giết mổ, thịt trải qua giai đoạn làm mát để biến đổi enzym, thịt sẽ mềm, nhiều chất dinh dưỡng và thơm ngon hơn.
Thịt mát chỉ làm được ở những nhà máy giết mổ công nghiệp. Thịt nóng, nếu ở nhiệt độ 35 độ C cứ 15 phút vi sinh vật có hại tự nhân đôi theo cấp số nhân, còn nếu với nhiệt độ 5 độ C thì sau 600 phút mới tự phân đôi.
Trăn trở về vấn đề an toàn thực phẩm ông Vinh tâm sự vấn đề đảm bảo VSATTP cung cấp cho thị trường trong suốt thời gian qua đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho Chính phủ, chính quyền các cấp, Sở Ngành liên quan cũng như các tổ chức cá nhân tham gia.
Khánh Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.