Chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Mỹ sẽ mở ra viễn cảnh đen tối?

Nội bộ Mỹ đang bất đồng về chương trình thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Tổng thống Trump, chương trình này có thể sẽ mở ra một viễn cảnh đen tối cho tương lai thế giới.

Gần đây, nội bộ Chính phủ Mỹ đã tranh cãi sâu sắc về ý đồ tái khởi động các vụ thử hạt nhân của Tổng thống Trump, cùng với đó, dư luận cả trong và ngoài nước Mỹ cũng đưa ra những phản đối gay gắt về hành động này. Nhiều đánh giá cho rằng, Mỹ tái khởi động các vụ thử hạt nhân sẽ có tác động tiêu cực vô cùng lớn đối với tình hình thế giới.

{keywords}
Một vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Mỹ tại sa mạc Nevada trong quá khứ. Nguồn: people.com.cn.

Hạ viện Mỹ không thông qua ngân sách

Theo báo cáo mới đây của Washington Post, các quan chức cao cấp của chính phủ Mỹ đã bí mật thảo luận về khả năng tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên kể từ năm 1992. Đáng chú ý, Tổng thống Trump hôm 16/7 nhấn mạnh, lực lượng hạt nhân của Mỹ đã duy trì hiệu quả an ninh và ổn định toàn cầu sau Thế chiến II, đồng thời bảo đảm an ninh cho Mỹ và các đồng minh.

Một số bình luận chỉ ra rằng, tuyên bố của Tổng thống Trump nhằm thúc đẩy việc tái khởi động lại các vụ thử hạt nhân, đồng thời buộc Nga và một số nước khác phải nhượng bộ trong các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí. Tuy nhiên, ý định của Tổng thống Trump đã ngay lập tức bị Hạ viện Mỹ phủ quyết.

Theo nội dung Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) sửa đổi năm 2021 mới được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 20/7, Quân đội Mỹ sẽ bị cấm sử dụng ngân sách cho các vụ thử hạt nhân trong năm tài chính 2021. Đạo luật sửa đổi này do Đại diện đảng Dân chủ Ben McAdams của bang Utah khởi xướng và đã được thông qua với 227 phiếu ủng hộ và 179 phiếu chống.

Kết quả bỏ phiếu về cơ bản đạt được sự đồng thuận trong Hạ viện. McAdams nhấn mạnh: “Đối với kho vũ khí hạt nhân của chúng tôi hiện nay, thử nghiệm hạt nhân là không cần thiết, và việc sửa đổi lần này sẽ không thay đổi điều đó”. Việc thông qua sửa đổi trên cũng đồng nghĩa với việc mâu thuẫn với NDAA mà Thượng viện thông qua.

Do đó, cho đến nay, cả 2 viện của Mỹ vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về vấn đề này trước khi đệ trình lên Tổng thống Trump để ký, ban hành. Được biết, Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia sửa đổi của Thượng viện do Nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton đề xuất, trong đó yêu cầu chi ít nhất 10 triệu USD để “rút ngắn thời gian cần thiết để chuẩn bị cho các vụ thử hạt nhân”.

{keywords}
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thảo luận về việc tiến hành thử nghiệm hạt nhân. Nguồn: people.com.cn.

Dư luận trong và ngoài nước Mỹ phản đối gay gắt

Ý tưởng khởi động lại vụ thử hạt nhân Chính quyền của Trump, đã vấp phải sụ phản đối cả dư luận cả trong nước và quốc tế. Hiệp hội kiểm soát vũ khí Mỹ mới đây đã đưa ra báo cáo cho rằng, chính quyền Trump đã cố gắng khởi động lại các vụ thử hạt nhân cho mục đích chính trị và xem đó như một “con bài mặc cả” cho các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí trong tương lai với các quốc gia khác.

Hành động trên sẽ khiến các quốc gia khác tiến hành các vụ thử hạt nhân, châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu. Chủ tịch Hiệp hội kiểm soát vũ khí Mỹ Darryl Kimball nhấn mạnh: “Động thái của Trump đang khiến các quốc gia hạt nhân khác hết sức chú ý và đó có thể là khởi đầu cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân chưa từng có”.

Ngoài ra, 70 nhà khoa học, trong đó có 6 người đoạt giải Nobel, đã công bố một bức thư ngỏ trên tạp chí “Khoa học” của Mỹ, trong đó đặt câu hỏi về mục đích của chính quyền Trump trong việc khởi động lại các vụ thử hạt nhân. Đồng thời cho rằng, việc nối lại thử nghiệm hạt nhân sẽ làm tăng nguy cơ gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân và gây ra chiến tranh hạt nhân. Bức thư có đoạn “vũ khí hạt nhân có hại cho nhân loại và hành tinh. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Mỹ xua tan ý tưởng thử hạt nhân”.

Hiệp hội các nạn nhân bom nguyên tử và bom hydro của Nhật Bản thì cho rằng, tuyên bố của ông Trump đã làm dấy lên sự kích động và giận dữ của cộng đồng quốc tế, đồng thời yêu cầu ông rút lại những tuyên bố trên. Hiệp hội này nhấn mạnh, khả năng răn đe hạt nhân không thể kiềm chế chiến tranh, và việc xóa bỏ vũ khí hạt nhân là cách duy nhất để bảo vệ nhân loại. Mỹ và Nhật Bản cần hợp tác trong việc xóa bỏ vũ khí hạt nhân.

{keywords}
 Nga sẽ “nóng mắt” về chương trình hạt nhân của Mỹ? Nguồn: people.com.cn.

Xu hướng “đáng sợ” trong tương lai

Thời gian tới, sẽ có những biến số lớn trong việc Mỹ khởi động lại chương trình thử hạt nhân của mình và bước tiếp theo có thể có tác động mạnh mẽ đến tình hình quốc tế.

Nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng, Chính quyền Trump không dễ để có thể tái khởi động lại các vụ thử hạt nhân. Hiện tại, Thượng viện và Hạ viện Mỹ khá chia rẽ về vấn đề khởi động lại các vụ thử hạt nhân và dư luận trong nước nói chung không ủng hộ việc khởi động lại các vụ thử hạt nhân. Tuy nhiên, dù gặp nhiều trở ngại thì nhiều khả năng Tổng thống Mỹ sẽ vẫn cố tình tiến hành chương trình tái khởi động thử nghiệm vũ khí hạt nhân nếu tái đắc cử.

Drew Water, Phó Trợ lý Bộ trưởng phụ trách các vấn đề hạt nhân của Bộ Quốc phòng Mỹ, người trước đây đã tuyên bố rằng, Quân đội Mỹ có thể khởi động lại các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất trong vòng vài tháng, gần đây đã thay đổi lời nói và khẳng định, khả năng Mỹ khởi động lại các vụ thử hạt nhân trong thời gian ngắn là rất thấp. Nhưng không có điều gì chắc chắn cho tuyên bố của ông Drew Water.

Ngoài ra, tuyên bố của Mỹ có khả năng tạo ra "hiệu ứng domino". Thời gian gần đây, Mỹ đã rút 2/3 Hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân với Nga, chỉ còn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) đang được hai bên xem xét gia hạn. Tuy nhiên, tương lai của Hiệp ước này cũng khá mờ mịt, khi mà Mỹ muốn Trung Quốc tham gia vào Hiệp ước, điều mà Bắc Kinh khẳng định chắc chắn không tham dự.

Để gây sức ép với Nga và Trung Quốc trong vấn đề này, Chính quyền Trump đã tuyên bố nối lại các cuộc thử nghiệm hạt nhân, hành động của Mỹ đã và đang gây ra sự bất mãn đối với Nga, nước đang nỗ lực phát triển khả năng răn đe “bộ ba” hạt nhân chiến lược. Không loại trừ khả năng Nga cũng tuyên bố nối lại các vụ thử hạt nhân để đáp trả Mỹ, từ đó kéo theo hàng loạt các vụ thử hạt nhân của các cường quốc trong lĩnh vực này, trong đó có việc Iran phát triển vũ khí hạt nhân.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !