Chưa tiêm vắc xin cho trẻ 5-11 tuổi đã mắc Covid-19, nhóm trẻ nào cần thận trọng khi tiêm?

Hội đồng tư vấn vắc xin của Bộ Y tế đã đồng thuận và đưa ra khuyến cáo với trẻ từng mắc Covid-19 cần trì hoãn tiêm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày khởi phát bệnh.

Đây là thông tin được TS. BS Lê Kiến Ngãi, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin tại Hội nghị tập huấn tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi vào chiều qua 31/3.

TS.BS Lê Kiến Ngãi, Bệnh Viện Nhi Trung ương cho biết vắc xin chống chỉ định với các trẻ có tiền sử phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin. Hiện có 2 loại vắc xin đã được Bộ Y tế đồng ý đưa vào tiêm là vắc xin Pfizer cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và Moderna cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.

Đối tượng cần hoãn tiêm là trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển hoặc các vấn đề khác phải trì hoãn. Cụ thể, trẻ có bệnh mạn tính hoặc các bệnh cấp tính tiến triển như đang sốt, đang có tình trạng nhiễm trùng; trong đợt điều trị của bệnh mạn tính như đang hóa trị ung thư… thì cần trì hoãn cho đến khi kết thúc tình trạng bệnh cấp tính hoặc kết thúc đợt điều trị của bệnh mạn tính.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Điều đáng lưu ý được TS Ngãi thông tin đó là Hội đồng tư vấn vắc xin của Bộ Y tế đã đồng thuận và đưa ra khuyến cáo với trẻ từng mắc Covid-19 cần trì hoãn tiêm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày khởi phát bệnh.

Tuy nhiên, tùy từng tình huống cụ thể, các đơn vị tiêm có thể xem xét hoàn cảnh từng cá nhân, so sánh giữa lợi ích của việc tiêm và không tiêm để quyết định trẻ có cần tiêm sớm hơn thời gian trên không. Việc này phải được sự đồng thuận của cha mẹ, người chăm sóc.

Hội đồng tư vấn cũng khuyến cáo, với trẻ bị hội chứng MIS-C cần trì hoãn đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn tình trạng bệnh lý này. Trẻ phải được thăm khám, theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh để chắc chắn không còn biểu hiện lâm sàng, các cơ quan đều hồi phục hoàn toàn mới có thể tiêm vaccine.

Các trường hợp cần thận trọng tiêm là nhóm trẻ tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào, có rối loạn về tri giác, hành vi, tự kỷ, tăng động giảm chú ý…

Những trẻ phải khám, sàng lọc, tiêm tại cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên là nhóm mắc bệnh bẩm sinh mạn tính, khám sàng lọc thấy tim phổi bất thường hoặc khi khai thác tiền sử thấy trẻ có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào (thức ăn, thuốc,…), trẻ bị hội chứng MIS-C.

Liên quan kế hoạch tiêm, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế, cho biết 63 tỉnh, thành phố sẽ bắt đầu tiêm vắc xin cho trẻ 5-11 tuổi từ tháng 4, ngay sau khi được cung ứng.

Việc tiêm chủng sẽ được triển khai tại trường học và các cơ sở tiêm cố định, lưu động. Trẻ nhóm tuổi lớn từ 11 tuổi (học lớp 6) sẽ được tiêm trước và hạ dần.

Đến nay, số lượng trẻ đăng ký tiêm vắc xin của 63 tỉnh, thành phố là 11.809.740.

Loại vắc xin được sử dụng là Pfizer và Moderna. Đây là 2 loại vắc xin đã được tiêm khá nhiều trong năm 2021 dành cho mũi bổ sung và nhắc lại. 

PGS.TS Dương Thị Hồng, cũng nhấn mạnh trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi trong 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Đáng lưu ý trong 3 ngày đầu sau tiêm trẻ phải luôn có người hỗ trợ 24/24, tránh vận động mạnh. 

Dấu hiệu bất thường sau khi trẻ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19

Tiến sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe, bao gồm biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm.

Các phản ứng thông thường thường nhẹ, tự khỏi như ngứa, sưng, đau hoặc đỏ ở vị trí tiêm, sốt, khó chịu, mệt mỏi... Tuy nhiên, phản ứng nặng hơn, trẻ có thể gặp nguy hiểm tính mạng, để lại di chứng hoặc tử vong.

Do đó, TS Hải lưu ý các dấu hiệu bất thường cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ quan y tế khi trẻ:

- Kích thích vật vã, lừ đừ, bỏ bữa, quấy khóc dai dẳng.

- Đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi.

- Khó thở: Khi hoạt động bình thường, khi nằm.

- Sốt cao khó hạ nhiệt độ hoặc kéo dài hơn 24 giờ.

- Vân tím trên da.

- Phát ban tiến triển nhanh trong vòng vài giờ.

 N. Huyền 

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Xét nghiệm máu có tầm soát được loại ung thư 23.000 người Việt mắc mỗi năm?

Một số người dân tin rằng có thể phát hiện ung thư phổi khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần thận trọng về điều này.

Căn bệnh có thể biến chứng vào tim, 50% người mắc không hay biết

Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây ra nhồi máu cơ tim, xuất huyết não và nhiều biến chứng lên tim, thận, mắt, mạch máu...

Đang cập nhật dữ liệu !