Chưa ra đến biển, Hải quân Trung Quốc đã “mắc kẹt”

Trung Quốc đang đầu tư rất mạnh để phát triển năng lực hải quân của mình. Nhưng theo các chuyên gia quân sự quốc tế, năng lực đó chẳng giúp gì nhiều cho Trung Quốc. Tiến ra Biển Đông, họ sẽ vấp phải sức kháng cự “tập thể” của các nước Đông Nam Á. Tiến ra Thái Bình Dương, họ còn vấp phải một liên minh hải quân hùng mạnh gấp nhiều lần của Mỹ, Nhật và các đồng minh.
Chưa ra đến biển, Hải quân Trung Quốc đã “mắc kẹt” - ảnh 1
Liên quân Mỹ - Nhật Bản trong cuộc tập trận hải quân "Kiếm sắc" năm 2013.

Bấy lâu nay, các giả thuyết để nhằm lý giải cho chiến lược phát triển hải quân của Trung Quốc vẫn đang là đề tài tranh luận của các chuyên gia quân sự quốc tế. Một số ý kiến cho rằng, Trung Quốc xây dựng hải quân để nhắm đến tham vọng trở thành một cường quốc “trên đại dương” và cạnh tranh thế thống trị của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Nhưng, cũng có nhiều người khác khẳng định, các chiến lược mà Trung Quốc đang áp dụng cho thấy họ mới chỉ có thể nhắm đến một mục tiêu khiêm tốn hơn là thực thi chiến thuật “chống tiếp cận/chống xâm nhập” (A2/AD) đối với các vùng biển gần.

Dẫu sao, với một lực lượng hải quân ngày càng hùng hậu như vậy, các quốc gia khác không thể không đề phòng. Mỹ và các nước trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đã tỏ ra rất chú tâm nghiên cứu những điểm yếu trong chiến lược hàng hải của Trung Quốc. Trước tiên, Mỹ và các đồng minh và các đồng minh của họ hiểu rằng, Trung Quốc càng trỗi dậy và đe dọa các nước khác họ càng có cớ để triển khai chính sách “phản chiến lược”. Trung Quốc sẽ cảm thấy sức ép từ chính sách này khi họ nhận ra rằng ngày càng khó trong việc ép buộc các nước trong khu vực trong việc chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

Người ta thường cho rằng Trung Quốc đã thành công trong chiến lược A2/AD của mình ở eo biển Đài Loan khi đã đẩy được nhóm tàu sân bay và tàu chiến Mỹ ra xa khu vực này. Ở một cấp độ cao hơn, các nhà chiến lược của hải quân Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một tình thế "tiến thoái lưỡng nan" ngay khi họ muốn tiến ra những vùng biển lớn. Ngay khi tàu chiến của Trung Quốc vượt qua eo biển Đài Loan vào Tây Thái Bình Dương, nó sẽ phải đối mặt với sức mạnh hải quân kết hợp của Hải quân Hoa Kỳ và các đồng minh của mình, đặc biệt là Nhật Bản. So với liên minh này, năng lực của hải quân Trung Quốc chỉ là “chú lùn” và Bắc Kinh buộc phải từ bỏ hy vọng “sẽ thiết lập được khả năng kiểm soát biển” trong khu vực này.

Nếu tiến về phía nam ra Biển Đông, tình hình của Trung Quốc cũng chẳng thể khá hơn. Mặc dù hiện nay Trung Quốc đã và đang tận dụng sự ưu thế về năng lực hải quân để “áp đặt và tuyên bố chủ quyền bằng "đường chín đoạn" (đường lưỡi bò) nhưng về lâu dài, chỉ cần Bắc Kinh manh động hơn chút nữa, họ sẽ phải đối mặt với hải quân của quân đội Mỹ cũng như chiến lược A2/AD liên kết của các nước Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, nhờ lợi thế về địa hình Biển Đông còn được coi là hiểm địa đối với bất kỳ lực lượng hải quân hiện đại nào. Khi đưa quân ra Biển Đông, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nguy cơ tấn công bằng tàu ngầm, bằng hệ thống vũ khí chống tàu ngầm và tên lửa chống tàu bắn từ bờ.

Chưa ra đến biển, Hải quân Trung Quốc đã “mắc kẹt” - ảnh 2
Hải quân Trung Quốc.

Chưa phải là đã hết, tử huyệt nghiêm trọng nhất mà hải quân Trung Quốc dù có mạnh tới đâu cũng vô dụng chính là eo biển Malacca. Chính Trung Quốc đã phải thừa nhận rằng họ không có khả năng để bảo vệ tuyến đường huyết mạch vận chuyển năng lượng của Trung Quốc đi qua điểm nút chiến lược này. Đặc điểm địa chiến lược của eo biển Malacca (điểm hẹp nhất giữa 2 bờ biển là 1,5 hải lý) khiếnTrung Quốc gần như không thể sử dụng bất kỳ sức mạnh quân sự nào. Bất kỳ nỗ lực triển khai sức mạnh hải quân để kiểm soát khu vực này của Trung Quốc sẽ tự động biến nước này thành mục tiêu tấn công của những nước có ảnh hưởng lớn trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản nên khả năng giành chiến thắng của họ là bằng không.

Cuối cùng, các chiến lược gia Trung Quốc dường như đã ý thức được rằng việc sử dụng cuộc tấn công của lực lượng hải quân chống lại các nước láng giềng châu Á của mình rất có thể sẽ không đạt được bất kỳ mục tiêu chính trị nào trong khi chi phí cơ hội của một cuộc chiến tranh trên biển là quá cao. Đó có thể là lý do tại sao sự phát triển quan trọng nhất gần đây trong chiến lược hàng hải của Trung Quốc là thành lập một cơ quan bảo vệ bờ biển thống nhất. Bước này có khả năng tăng cường năng lực của Trung Quốc sử dụng các tàu phi quân sự cho mục đích cưỡng chế trong tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á.

Nhưng ngay cả chiến lược này cũng có những hạn chế khá lớn. Gần như tất cả các nước trong khu vực đều đã và đang nâng cấp khả năng bảo vệ bờ biển của họ. Họ cũng đang tích cực hợp tác với nhau để nhắm đến mục tiêu hạn chế sức mạnh của Trung Quốc, như trong trường hợp của Nhật Bản và Philippines.

Trong tháng Bảy vừa qua, Tokyo tuyên bố sẽ cung cấp Manila với 10 tàu tuần tra bảo vệ bờ biển thông qua một khoản vay để giúp nước này chống lại sự “bắt nạt” trên biển của Bắc Kinh. Các nước khác cũng đang gia tăng khả năng giám sát hàng hải của họ để đối phó với những hành vi ngày càng hung hăng và ngang ngược của Trung Quốc. Điều này về cơ bản làm suy yếu nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khôi phục sức mạnh quyền lực mềm mà nước này đã “tích lũy” được trong những năm gần đây.

Chuyên gia Benjamin Schreer của Viện nghiên cứu chính sách và chiến lược Australia nhận xét: “Trong tương lai, sức mạnh hải quân của Trung Quốc chắc chắn sẽ còn phát triển hơn nữa nhưng còn lâu họ mới đạt được những khả năng cưỡng chế và áp đặt nhất định. Thay vào đó, mong muốn hiện tại của hải quân nước này vẫn là những chiếc chiến hạm lớn và các tàu sân bay để đối chọi với những hải quân hùng mạnh hơn. Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ chưa thể đạt được những mục đích chính trị bằng cách đầu tư lớn vào lực lượng hải quân chuyên hoạt động ở vùng viễn dương. Và thậm chí nếu có, các nước khác cũng có vô số cách để vô hiệu hóa khả năng này”.

Lương Minh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !