Chủ trương của Việt Nam phù hợp với lợi ích của cộng đồng quốc tế

Kết thúc Đối thoại Shangri-La lần thứ 13, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã dành cho báo chí cuộc trả lời phỏng vấn. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
- Tình hình căng thẳng tại Biển Đông sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã được đề cập như thế nào tại  Đối thoại Shangri-La lần này, thưa Bộ trưởng?

Đại tướng Phùng Quang Thanh: Có thể nói sự kiện Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã gây quan ngại sâu sắc đối với các nước trong và ngoài ASEAN. Sau khi Việt Nam trình bày thông tin chính thống về tình hình cụ thể và các giải pháp của Việt Nam hiện nay, nói chung các Bộ trưởng Quốc phòng, chính giới, học giả, nhà báo quốc tế rất quan tâm, chia sẻ và ủng hộ quan điểm của Việt Nam. Họ đánh giá cao việc Việt Nam hết sức kiềm chế và kiên trì mong muốn giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS 1982, trên tinh thần DOC, tiến tới xây dựng COC giữa ASEAN với Trung Quốc, vì điều này phù hợp với mong muốn và lợi ích chung các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Các nước mong muốn Việt Nam và Trung Quốc sớm giảm căng thẳng, xử lý vấn đề một cách êm thấm, giữ gìn hòa bình và ổn định khu vực. Các nước cũng  nhấn mạnh việc phải tôn trọng luật pháp quốc tế, không được hành động đơn phương tạo ra sự đã rồi, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Đó là quan điểm chung của nhiều nước khi phát biểu trên diễn đàn cũng như gặp gỡ song phương đoàn Việt Nam bên lề hội nghị.

Chủ trương của Việt Nam phù hợp với lợi ích của cộng đồng quốc tế - ảnh 1

Đại tướng Phùng Quang Thanh.

- Đề nghị Bộ trưởng cho biết, những đóng góp của Việt Nam trong Đối thoại Shangri-La lần này?

Đại tướng Phùng Quang Thanh: Tại Đối thoại Shangri-La lần này, đoàn Việt Nam được Ban tổ chức mời phát biểu về chủ đề “Quản lý những căng thẳng chiến lược”. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là chúng ta đã thông tin khách quan, trung thực, kịp thời cho các chính khách, học giả, truyền thông quốc tế về tình hình Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam hết sức kiềm chế, không sử dụng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực. Việt Nam chỉ sử dụng lực lượng chấp pháp phối hợp với tàu cá của ngư dân đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Việt Nam đang cố gắng thông qua con đường đối thoại với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để  giải quyết căng thẳng hiện nay.

- Bộ trưởng đánh giá như  thế nào về bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê tại cuộc Đối thoại lần này, trong đó nói rằng, Nhật Bản ủng hộ nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết căng thẳng hiện nay trên Biển Đông thông qua đối thoại và Nhật Bản đang xem xét kế hoạch hỗ trợ lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam?

Đại tướng Phùng Quang Thanh: Chúng tôi đánh giá cao phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản với thông điệp về chính sách “hòa bình tích cực”. Việc Nhật Bản mong muốn giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với nguyện vọng chung của khu vực và thế giới. Nhật Bản cũng cho biết sẽ hỗ trợ tàu tuần tra cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đây mới là tuyên bố của lãnh đạo cấp cao, còn kết quả cụ thể sau này sẽ do lực lượng Cảnh sát biển hai bên đàm phán và giải quyết. Trong cuộc gặp giữa tôi với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản sáng 1-6, Bộ Quốc phòng Nhật Bản hứa sẽ báo cáo Thủ tướng Sin-đô A-bê để sớm xem xét hỗ trợ Việt Nam.

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam mới thành lập hơn 15 năm nên còn nhiều khó khăn và luôn mong muốn được hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các nước. Các nước trong và ngoài ASEAN, kể cả Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Ô-xtrây-li-a, nếu có thể hỗ trợ Việt Nam về đào tạo nhân lực, tàu, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao năng lực quản lý bảo vệ chủ quyền, an ninh, an toàn trên vùng biển Việt Nam thì Việt Nam sẵn sàng đón nhận và rất hoan nghênh.

- ASEAN  đóng vai trò thế nào trong việc giải quyết căng thẳng hiện nay tại khu vực, thưa Bộ trưởng?

Đại tướng Phùng Quang Thanh: Tôi nghĩ trong tình hình hiện nay, các nước ASEAN cần tăng cường đoàn kết, giữ vững vai trò trung tâm và là động lực để hợp tác với các nước bên ngoài. ASEAN cần hết sức tránh việc thờ ơ, tránh bị chia rẽ lôi kéo, tránh bị biến thành công cụ phục vụ lợi ích các cường quốc ngoài ASEAN. Khi các thành viên có vấn đề căng thẳng trong quan hệ với nhau hoặc trong quan hệ với nước ngoài ASEAN thì không có gì bằng việc giải quyết  thông qua con đường đối thoại. Năm 2015, ASEAN sẽ trở thành một cộng đồng, trong đó có trụ cột Cộng đồng Chính trị - An ninh mà theo tôi trong trụ cột này thì hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển thịnh vượng là hết sức quan trọng.

- Bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 13, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam còn có một số cuộc tiếp xúc song phương. Xin Bộ trưởng cho biết nội dung chính của các cuộc tiếp xúc này?

Đại tướng Phùng Quang Thanh: Các cuộc tiếp xúc song phương này có những nội dung chính sau: Thứ nhất là các nước quan tâm muốn biết tình hình xảy ra trên Biển Đông hiện nay. Chúng tôi đã chia sẻ thông tin một cách khách quan với tinh thần xây dựng.

Thứ hai là trao đổi bàn các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước, chủ yếu xung quanh việc trao đổi đoàn các cấp, đối thoại chiến lược, chia sẻ thông tin. Việt Nam cũng đề nghị các nước tăng cường giúp đỡ đào tạo tiếng Anh cho sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Một số nước bày tỏ mong muốn hỗ trợ Việt Nam về kinh nghiệm, nguồn lực trong việc tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Có những nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam  nâng cao năng lực quản lý vùng biển theo luật pháp quốc tế.

Nhìn chung các nước rất hoan nghênh Bộ Quốc phòng và Quân đội nhân dân Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập quốc tế có trách nhiệm trong hoạt động hợp tác song phương và đa phương theo cơ chế ADMM và ADMM+. Việt Nam đã đưa lực lượng tham gia diễn tập hỗ trợ nhân đạo cứu trợ thảm họa ở Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, đăng cai diễn tập ARDEX tại Việt Nam. Năm nay, Việt Nam đăng cai Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN và Giải bắn súng quân dụng các nước ASEAN./.

Bài và ảnh: BẢO TRUNG (gửi từ Xin-ga-po)

Theo Quân đội nhân dân

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !