Chơi chứng khoán kiểu "ăn non", kiếm đủ tiền đóng học cho con mỗi tháng

Với mục tiêu mỗi tháng kiếm thêm được vài triệu tiền học thêm cho con nên tôi thường lướt sóng chứng khoán kiểu "cò con", "ăn non", đầu tư thận trọng, cứ có lãi ít cũng bán luôn

 

{keywords}
 

Hơn mười năm trước, tôi cũng "rón rén" theo chân mọi người học chơi "chứng". Lúc đó, khoản vốn của tôi bỏ ra đầu tư chưa đầy 50 triệu đồng.

Thấy nhiều người lao vào chơi nên tôi cũng lao theo và ham từ lúc nào không biết. Có tài khoản giao dịch, hàng ngày theo dõi giao dịch trực tuyến, tôi nghe ngóng đặt lệnh mua- bán mã này, mã kia.

Sau hơn 1 năm, gộp cả tiền lãi và gốc, tôi lãi được hơn 100 triệu đồng.

Tự tin vì nghĩ mình có chút hiểu biết về việc đầu tư, mua bán cổ phiếu nên tôi bắt đầu 'liều' làm lớn. Nghe đồn mã cổ phiếu của Bông Bạch Tuyết (mã BBT) chuẩn bị được đầu tư lớn, tôi quyết định xuống tiền bỏ tất cả vốn liếng mà tôi có để đầu tư hết cho cổ phiếu này.

Sau khi đặt lệnh mua xong chưa kịp lãi ngày nào thì giá trị trên sàn của BBT liên tục lao dốc. Chốt hạ, BBT bị hủy niêm yết trên HoSE từ tháng 7/2008 do hoạt động sản xuất không hiệu quả, BBT liên tục thua lỗ. Toàn bộ vốn liếng đầu tư cùng số tiền lãi hơn 100 triệu đồng của tôi bốc hơi gần như sạch bách.

Từ ngày từ bỏ "lướt sóng" chứng đến nay đã hơn 10, tôi vẫn có thói quen khi có thời gian rảnh lại vào bảng giao dịch trực tuyến để xem và những thời điểm thị trường lao dốc hay tăng điểm tôi vẫn quan tâm tìm hiểu lý do vì sao, tuy nhiên chưa khi nào tôi nghĩ mình sẽ quay lại đầu tư lần nữa.

Nhưng thật bất ngờ, vào tháng 6/2018, khi cổ phiếu BBT quay trở lại niêm yết trên sàn HoSe, từ đó tôi vẫn luôn theo dõi diễn biến của BBT.

Bất ngờ hơn nữa là đến tháng 5/2020 vừa qua, sau hơn 10 năm tôi đầu tư vào cổ phiếu BBT, từ thời điểm tôi tưởng rằng đã "trắng tay" thì tôi lại có thể thu hồi vốn. Lúc này tôi quyết định bán.

3 ngày sau khi tôi đặt lệnh bán cổ phiếu BBT, tiền về tài khoản. Đúng thời điểm này, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ngừng trệ, lãi suất các ngân hàng vẫn trong xu hướng giảm nên với 100 triệu đồng mang gửi ngân hàng thì cũng không lãi được là bao. Tôi quay lại đầu tư cổ phiếu với tính toán cẩn thận hơn.

Tôi bắt đầu quay lại với một mã hàng thuộc nhóm cổ phiếu ngành dược phẩm và y tế.  Lần giao dịch đầu tiên sau hơn 10 năm "bỏ chứng", tôi lãi được 3,2 triệu đồng.

Sau lần đó, tôi tiếp tục dồn thêm 100 triệu đồng nữa làm vốn. Tôi chuyển sang đầu tư cổ phiếu một số ngân hàng. Những cổ phiếu ngân hàng tôi đầu tư tôi đều tìm hiểu xem những ngân hàng này có tiềm lực tốt như thế nào, kinh doanh ra sao, có ổn định không...?.

Tránh đi phải “vết xe đổ” lần đầu tiên. Mục tiêu của tôi ban đầu đó là lãi chỉ cần “cao hơn gửi tiết kiệm” và chia trứng ra nhiều giỏ. Vì thế, với số tiền 200 triệu, tôi kỳ vọng mỗi tháng lãi 5 triệu là “vui lắm rồi”.

{keywords}
Sau 10 năm quay lại sàn, tôi tiếp tục chọn giải pháp "ăn non".

Có lẽ vì thế, nên thay vì "ăn nhiều, ăn dày"…tôi chọn giải pháp “ăn non”. Chọn thời điểm bắt đáy và khi có lãi, dù ít, là đẩy hàng luôn. Theo đó, thời gian cho việc giao dịch chốt lời một mã hàng thường không quá 1 tuần.

Nói thế không có nghĩa lần nào giao dịch tôi cũng có lãi. Hai tháng trước, tôi bắt đáy không đúng thời điểm một mã hàng ngành vật liệu xây dựng chuyên xuất khẩu bởi tôi biết doanh nghiệp này hàng năm chia cổ tức rất hấp dẫn.

Thế nhưng hơn hai tuần, giá trị giao dịch mã cổ phiếu tôi đầu tư vẫn cứ "nằm im" không tăng, giá chỉ bằng lúc mua vào, thậm chí có phiên giảm tụt mấy giá liền khiên tôi như ngồi trên đống lửa. Không đủ kiên nhẫn, tôi đành phải đẩy hàng chấp nhận lỗ. Bù lại tôi đầu tư một số cổ phiếu khác cũng có lãi nên tháng đó coi như… bảo toàn vốn.

Đời đôi khi tinh quái ở chỗ, sau khi tôi đẩy hàng đi thì giá cổ phiếu đó lại tăng và đến giờ vẫn không có dấu hiệu dừng lại.

Chưa kể, có những mã ngân hàng, chứng khoán, tôi vừa khớp lệnh bán thì thị trường đã tăng điểm liên tục. Nếu tôi chỉ cần giữ cổ phiếu đến cuối phiên buổi sáng, lợi nhuận thu về đã hơn 20 triệu đồng.

Tiếc nhưng đành tặc lưỡi “bảo toàn vốn”, lãi như thế là được rồi.

Rất mừng, sau 7 tháng quay trở lại với thú vui “xanh- đỏ” mỗi ngày, số tiền lãi tôi thu được cao hơn mục tiêu ban đầu đặt ra. Chơi kiểu ăn non, ăn chắc, có lỗ cũng ít, mỗi tháng tôi có tiền lãi đủ để đóng tiền học cho hai đứa trẻ con. Không ham hố sa đà, thời điểm này, thị trường lên cao quá, tôi tạm đứng ngoài chờ nhịp điều chỉnh rồi "ôm" hàng sau.

Nguyễn Hoàng Hoa (Hà Nội)  

"Xuống tiền' theo đám đông, đầu tư mã nào là sếp doanh nghiệp đó... đi tù

“Tôi từng bị bầm dập vì đầu tư vào những cổ phiếu như PVC, JVC, PVF, DVD, OGC,… Điều khiến tôi kinh ngạc là sau khi tôi bị thua lỗ bởi những cổ phiếu này thì lãnh đạo các doanh nghiệp trên cũng đều… đi tù”.

Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng thế nào để có lợi nhất?

Với người gửi tiền tiết kiệm, một số tiêu chí thường được lựa chọn hàng đầu là ngân hàng uy tín, có lãi suất cao,…

Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/7: Nhóm Big4 giảm mạnh, gửi tiền ở đâu lãi cao?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/7, nhóm 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Big4) đồng loạt giảm mạnh lãi suất. Thị trường vẫn còn một số ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao ở một số kỳ hạn.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/7: 22 ngân hàng đã giảm, gửi tiền ở đâu lời nhất?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/7, thị trường ghi nhận 22 nhà băng giảm lãi suất huy động từ đầu tháng 7. Gửi tiền ở ngân hàng nào lãi tốt nhất?

Ngân hàng đã tích cực giảm lãi, sao lãi suất vẫn chưa về kỳ vọng 8%?

Nhiều ngân hàng khẳng định đã giảm lợi nhuận hàng nghìn tỷ để đưa lãi suất xuống thấp hơn, song doanh nghiệp vẫn phản ánh lãi suất cho vay cao, thực tế có giảm nhưng mức giảm nhỏ giọt, chưa như kỳ vọng.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/7: Lãi suất cao nhất 11% ai mới được hưởng?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/7, một nhà băng đưa ra lãi suất lên đến 11%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 12 và 13 tháng, áp dụng cho tiền gửi mở mới đạt tối thiểu 2.000 tỷ đồng.

Dòng tiền quá khỏe, chứng khoán một tuần bùng nổ

Thị trường chứng khoán có một tuần khởi sắc trong bối cảnh giới đầu tư đón nhận thông tin tích cực từ quốc tế, trong khi dòng tiền trong nước quá khỏe và các chính sách kích thích kinh tế đang được đẩy mạnh.

Phó Thống đốc: Lãi suất sẽ còn giảm tiếp

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, với tác động của độ trễ chính sách, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Hơn 50% vốn sang tay chỉ một phiên và cú 'đổi chủ tỷ đô' đình đám

Chỉ trong một phiên, nửa số cổ phần của ngân hàng/doanh nghiệp được chuyển nhượng. Giao dịch lớn thường đi kèm với biến động cổ đông và ban lãnh đạo cấp cao.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7: Gửi tiền ngân hàng nào lãi trên 8%?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7, thị trường ghi nhận vẫn còn một ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi trên 8%/năm.

FPT của Chủ tịch Trương Gia Bình báo lãi lớn

Trong quý II, doanh thu Công ty FPT của Chủ tịch Trương Gia Bình tăng trưởng 21,9%. Doanh thu chuyển đổi số tăng trưởng 40% so với cùng kỳ.