Choáng với công trình kiến trúc phải mất 11 năm xây dựng của thời nhà Minh, Trung Quốc
Đây là Công Du Đường, nằm ở quận Hộ Ấp, cách thành phố Tây An 30km về phía Tây, là công trình bằng gỗ tinh xảo nhất ở tỉnh Thiểm Tây vào thời nhà Minh.
Công trình này được người xưa xây dựng vào thời vua Minh Thành Tổ (1402-1424) để tưởng nhớ công lao của các vị tổ tiên và phải mất 11 năm mới hoàn thành.
Các công trình kiến trúc bằng gỗ ở Công Du Đường được trạm trổ rất tinh tế, khéo léo và độc đáo. Công trình này là một tòa nhà nhỏ bằng gỗ với cấu trúc khung, cấu trúc hộp được sử dụng như một cách chồng chéo và xuyên qua, và khối gỗ được chạm khắc cẩn thận được kết hợp thành một gian.
Hàng ngàn hàng vạn mảnh gỗ được thiết kế và cắt một cách tỉ mỉ trước đó, ghép lại với nhau theo kỹ thuật ghép mộng gỗ, tạo nên một tòa lầu gác thiên cung.
Công Du Đường hiện tại chỉ còn lại chính điện và tiểu viện với tổng diện tích là 1248 m2, tòa kiến trúc có diện tích 106 m2. Chính điện có 3 gian, cao 6,1 m, sâu 7,13 m, toàn bộ hoa văn bên trong đều được chạm khắc từ gỗ.
Vào ngày 13/6/1990, Shan Shiyuan - một chuyên gia về di tích văn hóa nổi tiếng, Luo Zhewen - một kiến trúc sư cổ đại và Zheng Xiaoxie - một chuyên gia về quy hoạch đô thị và bảo vệ kiến trúc cổ Trung Quốc, đã thực hiện một cuộc kiểm tra Công Du Đường và rất kinh ngạc.
Họ tin rằng Công Du Đường là công trình duy nhất mang “Phong cách xây dựng kiểu Pháp” được xây dựng trong triều đại đó và là công trình cổ đại hoàn chỉnh nhất của Trung Quốc được xây dựng theo phong cách này, tiêu biểu cho trình độ đỉnh cao của khoa học và nghệ thuật xây dựng Trung Quốc cổ đại.
Hạ Thảo (lược dịch)