Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, cần chú ý nước sạch, quản lý nước sạch bền vững

Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đề nghị Ban soạn thảo chú ý đến vấn đề nước sạch, quản lý nước sạch bền vững.

Sáng 26/4, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo tham vấn Dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.

Ông Tôn Tuấn Nghĩa, cán bộ chương trình sức khoẻ môi trường của Tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đánh giá trong chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 thể hiện nhiều giải pháp trong đó có lĩnh vực y tế và sức khoẻ.

{keywords}
Ông Tô Tuấn Nghĩa (người cầm micro) cho ý kiến góp ý vào dự thảo.

Theo đó, chiến lược đặt ra trong lĩnh vực này là tăng cường các giải pháp cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn, miền núi, ven biển đặc biệt là những vùng chịu ảnh hưởng nhiều của bão, lũ, hạn hán, xâm nhập măn.

Phát triển mạng lưới y tế, chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch bệnh và các bệnh mới phát sinh do biến đổi khí hậu.

Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường; đầu tư phát triển công nghệ, trang thiết bị trong dự phòng và điều trị các bệnh gia tăng do biến đổi khí hậu. Xây dựng và nhân rộng các mô hình hệ thống y tế nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, từ nay đến năm 2030, chiến lược cũng đặt ra nhiệm vụ: tập trung tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng cấp nước và năng lực cung cấp nước sạch cho dân cư; phát triển mạng lưới y tế, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, ưu tiên các đối tượng dễ bị tổn thương, các vùng dân tộc ít người; tăng cường hệ thống giám sát và cảnh báo sớm các tác động của biến đổi khí hậu.

Đánh giá cao những mục tiêu, giải pháp đặt ra trong chiến lược, ông Tôn Tuấn Nghĩa bổ sung thêm, ở Việt Nam với mục tiêu thích ứng, phát triển bền vững - nói đến quản lý nguồn nước sạch, trong đó đưa ra tiêu chuẩn nước sạch, nước hợp vệ sinh.

Theo đó, nguồn nước an toàn bao gồm chất lượng nước và quản lý rủi ro liên quan đến nước mà mục tiêu là nước sạch, nước hợp vệ sinh cung cấp cho người sử dụng. “Hiện nguồn nước sạch nhiều nơi tại nước ta cũng chưa đảm bảo. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo chú ý đến vấn đề nước sạch, quản lý nước sạch bền vững”, ông Tôn Tuấn Nghĩa nhấn mạnh.

Chiến lược quốc gia cũng nêu rõ sẽ di dời dân ở khu vực có rủi ro cao trước tác động của biến đổi khí hậu. Theo đó, quy hoạch, đầu tư bố trí di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên chịu tác động của khí hậu cực đoan, các khu dân cư ở những vùng xảy ra bão, lũ, nước dâng do bão, xói lở bờ sông, bờ biển hoặc có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, những nơi chưa thể di dời được cần theo dõi, giám sát, cản báo để kịp thời sơ tán, giảm thiểu rủi do khi xảy ra thiên tai.

Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương tại các vùng thường xuyên chịu tác động của khí hậu cực đoan và thiên tai; phát triển và xây dựng nhà an toàn đối với các cực đoan khí hậu và nước biển dâng gắn với xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, công trình phòng, chống thiên tai tại những vùng thường xuyên xảy ra bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp với sơ tán nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh: "Chúng tôi hy vọng Chiến lược dài hạn về biến đổi khí hậu sẽ tạo nền tảng rộng rãi và vững chắc cho các kế hoạch và chính sách khí hậu quan trọng khác, chẳng hạn như Kế hoạch phát triển điện số 8 (PDP8 ) và Kế hoạch Tổng thể về Phát triển Năng lượng, cập nhật các Đóng góp do Quốc gia xác định (NDC), Kế hoạch Thích ứng Quốc gia (NAP) và Chiến lược Tăng trưởng Xanh"

Bà Caitlin khuyến nghị rằng "Xây dựng luật biến đổi khí hậu nhất quán và đẩy nhanh các biện pháp thích ứng là trọng tâm để để tăng cường khả năng chống chịu cho toàn xã hội, đặc biệt là đối với người dân và cộng đồng đang trực tiếp bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Điều quan trọng không kém là thiết lập lộ trình chuyển đổi xanh và công bằng; có các cơ chế chính sách minh bạch để theo dõi các dòng tài chính công và tư nhân hỗ trợ thực hiện các dự án và chương trình đầu tư xanh".

N. Huyền  

Huế: Cắm biển cảnh báo bờ biển bị sạt lở, cát tràn vào khu sản xuất nông nghiệp

Sau cơn bão số 4 (Noru), bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế đoạn chưa được xây dựng kè tiếp tục bị sạt lở, xâm thực, đe doạ đến rừng phòng hộ, khu nuôi trồng thủy sản của người dân sống gần bờ biển.

Mưa trắng trời, phố cổ Hội An lại chìm trong biển nước, người dân chật vật tránh lũ

Mưa lớn hai ngày qua khiến phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) lại chìm trong biển nước. Từ hôm qua, người dân phải đưa đồ đạc lên cao để tránh lũ.

Nhanh chóng tiếp cận hiện trường vụ sạt lở thủy điện ở Quảng Ngãi

Trong sáng 11/10, lực lượng chức năng sẽ tiếp cận hiện trường vụ sạt lở thủy điện Kà Tinh, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

Sau trận lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An: Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống dân sinh

Gần 10 ngày sau trận lũ quét kinh hoàng ở huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An), hàng trăm người dân vẫn đang phải tá túc ở nhà văn hóa cộng đồng và người thân. Nhiều bản làng vẫn ngổn ngang sau lũ dữ.

Quảng Nam: Mưa lớn, nhiều nơi ngập nặng, 2 người bị nước lũ cuốn trôi

Chiều 10/10, lãnh đạo Công an huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) xác nhận lực lượng chức năng cùng người dân đang tìm kiếm tung tích 2 người bị lũ cuốn khi vượt sông Na.

Đà Nẵng: Mưa lớn, nhiều nơi ngập lụt, học sinh 29 trường nghỉ học

Mưa lớn kéo dài từ chiều ngày hôm qua đến sáng nay (10/10) đã khiến nhiều tuyến đường, vùng trũng thấp trên địa bàn TP Đà Nẵng bị ngập. Học sinh 29 trường của huyện Hoà Vang phải nghỉ học.

Người dân xứ Thanh dầm mình trong biển nước gặt lúa sau mưa bão

Lúa đến mùa thu hoạch nhưng do ảnh hưởng của mưa bão gây lụt lội nên ngập sâu trong nước. Hạt lúa đã mọc mầm, người dân vẫn phải cố thu hoạch để vớt vát chút ít.

Chùm ảnh: Nhà cửa, công sở tan hoang sau trận lũ quét kinh hoàng ở huyện Kỳ Sơn

Trận lũ quét kinh hoàng đã làm cho nhiều nhà dân và trụ sở làm việc của nhiều cơ quan, doanh nghiệp ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) bị thiệt hại nặng nề. Hiện công tác khắc phục hậu quả vẫn đang được tiến hành khẩn trương.

Nỗ lực thông tuyến quốc lộ 7A để sớm đến tâm điểm trận lũ quét kinh hoàng

Ảnh hưởng của mưa lớn khiến một số vị trí trên quốc lộ 7A đang bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện, lực lượng chức năng, đơn vị quản lý đường bộ đang nỗ lực thông tuyến.

Lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An: Bé gái 4 tháng tuổi bị nước lũ cuốn trôi

Trận lũ quét kinh hoàng lúc rạng sáng nay (2/10) tại huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) đã khiến 1 bé gái 4 tháng tuổi bị cuốn trôi, tử vong. Nhiều tài sản của người dân đã trôi theo dòng nước lũ.

Đang cập nhật dữ liệu !