Chiêm ngưỡng trận mưa sao băng rực rỡ vào cuối tuần
Cuối tuần này, những người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng một trận mưa sao băng rực rỡ xuất hiện sau khi mặt trời lặn.
Mưa sao băng Draconid sẽ hiện rõ nhất ở Bắc bán cầu, những người ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á là những nơi tốt nhất để tận mắt chiêm ngưỡng sự kiện thiên văn kỳ thú.
Mưa sao băng tạo ra một đám mảnh vụn sao chổi đi qua bầu khí quyển Trái Đất, tạo ra màn trình diễn ánh sáng trên bầu trời.
Mưa sao băng Draconid có nguồn gốc từ tàn dư do sao chổi 21P Giacobini-Zinner, phát hiện năm 1900 để lại. Sao chổi có kích thước khoảng 2 km.
Sao chổi 21P Giacobini-Zinner tạo ra các mảnh vỡ cứ khoảng 6,6 năm một lần. Điều này có nghĩa là cứ sau 7 năm, trận mưa sao băng Draconids lại rực rỡ hơn rất nhiều, có khả năng tạo ra hàng trăm thiên thạch mỗi giờ. Lần gần nhất có khả năng xảy ra trận mưa sao băng Draconids lớn là vào năm 2025. Một số người thiên văn gọi sự kiện này là sự thức tỉnh của con rồng.
Để có được tầm nhìn tốt nhất có thể, các chuyên gia khuyên bạn nên tìm một nơi có bầu trời quang đãng và tránh xa các nguồn ô nhiễm ánh sáng như các thành phố lớn.
Bảo tàng Hoàng gia Greenwich, Anh cho biết: 'Trong khi hầu hết các trận mưa sao băng nhìn thấy tốt nhất vào khoảng thời gian đầu, thì trận mưa sao băng Draconids nhìn thấy tốt nhất vào buổi tối, sau khi màn đêm buông xuống".
Người yêu thiên văn hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Draconid bằng mắt thường. Mưa sao băng Draconids được gọi là Giacobinids, lấy theo tên của chòm sao Draco the Dragon, chòm sao con Rồng ở phía Bắc. Nếu nhìn từ Trái Đất, mưa sao băng có vẻ như xuất phát tại một điểm gần đầu rồng.
Các chuyên gia cho biết dự kiến khu vực Bắc Bán cầu sẽ là khu vực quan sát trận mưa sao băng Draconids rõ nhất, gần chòm sao Draco nằm ở vị trí cao trên bầu trời phương Bắc.
Trung tâm vũ trụ quốc gia Anh cho biết năm nay, mưa sao băng Draconids thường tạo ra khoảng từ 10 vệt sao băng mỗi giờ.
Những vệt sáng đẹp nhìn thấy rõ trên bầu trời đêm tạo ra từ các hạt bụi nhỏ như một hạt cát cháy khi đi qua bầu khí quyển. Nếu kích thước hạt lớn hơn, cỡ khoảng quả nho, thì có thể tạo ra một quả cầu lửa và kèm theo ánh sáng rực rỡ trên bầu trời.
Nếu bạn bỏ lỡ mưa sao băng Draconids thì trong tháng 10 vẫn còn một trận mưa sao băng khác là Orionids dự kiến sẽ xuất hiện vào trước buổi bình minh ngày 21/10. Trận mưa lớn này có tần suất trung bình 20 vệt mỗi giờ, đỉnh điểm lên đến 70-80 vệt mỗi giờ.
Hoàng Dung (lược dịch)