Lực lượng chữa cháy tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn đang nỗ lực triển khai nhiều phương pháp để khống chế vụ cháy xảy ra tại đồi Eo Gió (thị xã Hương Thủy) bùng lên lúc trưa nay (28/6)
Khoảng 11h30h trưa nay (28/6), rừng thông và rừng sản xuất (rừng cây kèo, cây tràm) của người dân trên đồi núi Eo Gió ở khu vực giáp ranh giữa phường Thủy Phương và phường Thủy Châu (thị xã Hương Thủy) xảy ra cháy lớn.
Cháy dữ dội tại khu vực đồi Eo Gió. Lửa khói bốc cao nghi ngút trong nắng hanh và gió mạnh.
Do khu vực xảy ra cháy nằm trên đồi núi, đường đi khó khăn nên các xe chữa cháy khó tiếp cận. Tại hiện trường, lực lượng chữa cháy gồm cán bộ kiểm lâm, ban quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy và các cán bộ chiến sỹ công an cùng người dân sử dụng nước, máy thổi gió... tập trung dập lửa, khoanh vùng từng khu để tránh lửa lan ra rộng.
Tuy nhiên, trời nắng khô, trên núi có gió mạnh nên lửa lan nhanh khiến nhiều diện tích rừng thông và rừng keo bị thiệt hại.
Đến 15h chiều nay (28/6), lực lượng chữa cháy tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn đang nỗ lực triển khai nhiều phương pháp để khống chế vụ cháy.
Một số hình ảnh PV Infonet ghi nhận tại đồi Eo Gió trưa nay (28/6):
Rừng sản xuất (cây keo tràm) bị cháy.
Các cán bộ chiến sỹ dùng máy thổi khống chế đám cháy.
Nhiều cán bộ kiểm lâm có mặt tại hiện trường tham gia chữa cháy.
Thảm thực vật dưới các gốc keo tràm bị thiêu rụi.
Vụ cháy khiến khói bốc cao ngùn ngụt, nhìn từ xa vẫn thấy đám khói nghi ngút.
Lực lượng chữa cháy khoanh vùng để khống chế nguy cơ đám cháy lan rộng.
Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Phó giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế trực tiếp chỉ đạo chữa cháy.
Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy (Thừa Thiên – Huế) Hoàng Phước Toàn (người đang bước đi) tại hiện trường vụ cháy.
Trước đó, ngày 25/6, tại khu vực rừng sản xuất của người dân và rừng thông tự nhiên tại đồi 230 thuộc tiểu khu 159 (xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy) cũng xảy ra cháy xuyên đêm khiến hàng chục ha rừng bị thiệt hại.
Dự báo, thời tiết Hà Nội hôm nay rất oi bức, nắng nóng đặc biệt gay gắt xuất hiện, nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 39 độ C; tia UV ở 9, nguy cơ gây hại rất cao. Đợt nắng nóng này còn kéo dài nhiều ngày tới.
Sau cơn bão số 4 (Noru), bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế đoạn chưa được xây dựng kè tiếp tục bị sạt lở, xâm thực, đe doạ đến rừng phòng hộ, khu nuôi trồng thủy sản của người dân sống gần bờ biển.
Gần 10 ngày sau trận lũ quét kinh hoàng ở huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An), hàng trăm người dân vẫn đang phải tá túc ở nhà văn hóa cộng đồng và người thân. Nhiều bản làng vẫn ngổn ngang sau lũ dữ.
Chiều 10/10, lãnh đạo Công an huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) xác nhận lực lượng chức năng cùng người dân đang tìm kiếm tung tích 2 người bị lũ cuốn khi vượt sông Na.
Mưa lớn kéo dài từ chiều ngày hôm qua đến sáng nay (10/10) đã khiến nhiều tuyến đường, vùng trũng thấp trên địa bàn TP Đà Nẵng bị ngập. Học sinh 29 trường của huyện Hoà Vang phải nghỉ học.
Lúa đến mùa thu hoạch nhưng do ảnh hưởng của mưa bão gây lụt lội nên ngập sâu trong nước. Hạt lúa đã mọc mầm, người dân vẫn phải cố thu hoạch để vớt vát chút ít.
Trận lũ quét kinh hoàng đã làm cho nhiều nhà dân và trụ sở làm việc của nhiều cơ quan, doanh nghiệp ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) bị thiệt hại nặng nề. Hiện công tác khắc phục hậu quả vẫn đang được tiến hành khẩn trương.
Ảnh hưởng của mưa lớn khiến một số vị trí trên quốc lộ 7A đang bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện, lực lượng chức năng, đơn vị quản lý đường bộ đang nỗ lực thông tuyến.
Trận lũ quét kinh hoàng lúc rạng sáng nay (2/10) tại huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) đã khiến 1 bé gái 4 tháng tuổi bị cuốn trôi, tử vong. Nhiều tài sản của người dân đã trôi theo dòng nước lũ.