Cao Bằng: triển khai đề án nông nghiệp thông minh

Đề án Nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng được phê duyệt từ tháng 8/2019 với mục đích hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó toàn tỉnh cũng phấn đấu hết năm 2020 có 5 - 10 sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh

{keywords}
Ảnh minh họa: Báo Cao Bằng

 

Theo tin từ Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Cao Bằng, đề án Nông nghiệp thông minh (NNTM) tỉnh Cao Bằng nhằm hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp thông minh. Quy hoạch các vùng để ổn định sản xuất, vùng phát triển sản xuất tập trung các cây trồng, vật nuôi chủ lực; xây dựng vùng NNTM ứng dụng công nghệ cao phù hợp với cây trồng, vật nuôi có tiềm năng thế mạnh của tỉnh, góp phần xây dựng nền nông nghiệp tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, các sản phẩm có năng suất, chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật VietGap, GlobalGap, hữu cơ… tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp.

Đề án bám sát các mục tiêu đề ra trong các lĩnh vực:

 Về lĩnh vực trồng trọt, phát triển 1.990 ha cây trồng ứng dụng công nghệ cao: Cây gừng, nghệ, chanh leo, lê, hạt dẻ, cam, quýt, rau. Trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi bò tập trung, phấn đấu đến năm 2025 đạt 500 con bò thịt, 200 con bò sinh sản; hỗ trợ trang trại chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao với quy mô trang trại đạt 10.000 con bò sữa. Hình thành các trang trại, dự án chăn nuôi lợn tập trung với quy mô hàng nghìn con.

Về lĩnh vực lâm nghiệp, tập trung xây dựng cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; thực hiện trồng rừng gỗ lớn với diện tích trồng mới 17.400 ha; trồng rừng cây gỗ nhỏ với diện tích trồng mới 5.200 ha và trồng các cây lâm sản ngoài gỗ, như: cây trúc, hồi, quế, dược liệu…

Bên cạnh đó, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ khoa học công nghệ, tổ chức đào tạo tập huấn cho đội ngũ cán bộ; đảm bảo công tác môi trường trong sản xuất NNTM.

Trước đó, Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh ban hành Kế hoạch số 564/KH-BCĐ ngày 9/3/2020 triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020.

Với mục tiêu: Đánh giá, xếp hạng ít nhất 30 sản phẩm, trong đó chứng nhận 5 – 10 sản phẩm 3 sao cấp tỉnh; Lựa chọn, củng cố và kiện toàn khoảng 10 tổ chức kinh tế, sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch nông thôn hiện có của các huyện, thành phố tham gia chương trình OCOP; hoàn thiện tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách OCOP từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.

Theo đó, các đơn vị phải hoàn thành đánh giá, phna hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh vào tháng 10/2020. Các sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất thực hiện tốt các nội dung theo đúng định hướng, quan điểm, mục tiêu chương trình OCOP của Trung ương và tình hình thực tế tại địa phương, trong đó tập trung thực hiện các nội dung sau:

Đẩy mạnh quán triệt tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình OCOP, nguyên tắc và chu trình OCOP thường niên;

Đưa chương trình OCOP vào Nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp để chỉ đạo triển khai thực hiện thường xuyên;
Tăng chuyên mục, thời lượng tuyên truyền về Chương trình OCOP, thường xuyên đăng tải các tin, bài, nêu gương tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện Chương trình OCOP;

 Đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn về chương trình OCOP cho đội ngũ cán bộ quản lý (cấp tỉnh, huyện, xã) và lãnh đạo các  doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia chương trình OCOP về kiến thức quản lý kinh doanh;

Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, cộng đồng quảng bá và tiếp thị sản phẩm, tham gia hội chợ triển lãm, trưng bày và giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh;

Hỗ trợ các tổ chức kinh tế phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP, mã số, mã vạch, truy suất nguồn gốc, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến;

Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất thực hiện các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm...

PV 

Làm gì để giá lợn hơi ổn định, mang lại lợi nhuận cho các HTX?

Giá lợn hơi duy trì ở mức dưới 60.000 đồng/kg trong thời gian dài trong khi chi phí chăn nuôi ở mức cao.

HTX bán hàng qua kênh online, đơn hàng tăng gấp 3-4 lần

Giờ đây các HTX đã được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn, livetream bán hàng, xuất khẩu nông sản qua kênh thương mại điện tử vô cùng tiện lợi

Tiền Giang: Tích cực hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các HTX thành viên.

Hà Nội chọn 19 HTX thí điểm tham gia đề án mô hình HTX kiểu mới hiệu quả

UBND Thành phố Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho HTX

Các hoạt động tập huấn, thông tin về ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho hợp tác xã (HTX) tạo cơ hội cho HTX và doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác, liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Sơn La: Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2022 Sơn La đặt mục tiêu có thêm 5 xã về đích NTM, tăng 5 xã so với đầu năm 2021.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% HTX nông nghiệp đăng ký xây dựng NTM nâng cao

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025,  100% HTX ở xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: HTX thể hiện tốt vai trò cầu nối cho nông dân

Nhiều HTX  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết các hộ nông dân với nhau để chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn.

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển các mô hình HTX nông nghiệp

Nhờ những chủ trương kịp thời, nhiều HTX nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật cung cấp ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

HTX - nền tảng xây dựng Nông thôn mới vượt bậc ở Bắc Giang

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới các HTX trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những tiêu chí trong xây dựng NTM mới tại địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !