Cảng cá đìu hiu mùa gió chướng

Mùa gió chướng (gió Đông - Bắc) bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau, trong đó khoảng tháng 10, 11 là thời điểm biển động nhất...

Vào mùa gió chướng, sống của những gia đình miền biển thường gặp nhiều khó khăn vì không thể ra khơi. Lúc này, các cơ sở sơ chế hải sản, đan lưới… chính là nơi tạo sinh kế cho nhiều người trong giai đoạn tàu nằm bờ.

Cảng cá đìu hiu mùa gió chướng - ảnh 1
Công việc sơ chế hải sản đang giúp nhiều chị em miền biển bớt khó khăn.

Cảng cá đìu hiu

Về cảng cá Vĩnh Lương (thôn Lương Sơn, xã Vĩnh Lương, TP. Nha Trang) mùa này, đâu đâu cũng bắt gặp cảnh tàu nằm bờ. Cảng cá vắng hoe, thỉnh thoảng có một vài người ra vào cảng để vận chuyển ngư lưới cụ.

Theo người dân địa phương, mùa gió chướng (hay còn gọi là gió Đông - Bắc) thường bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Thông thường, vào khoảng các tháng 10, 11 là thời điểm biển động nhất nên đa số các phương tiện đều nằm bờ, ít ra khơi. Chị Nguyễn Hồng Thanh (thôn Lương Sơn) cho biết: “Cứ vào thời gian này, việc kiếm sống gặp khó khăn hơn. Tôi vốn làm nghề chọn lựa cá ở cảng này, giờ tàu nào cũng nằm bờ nên chẳng có việc làm. Chắc vài bữa nữa tôi theo mấy chị em trong xóm đi tìm việc ở các cơ sở sơ chế hải sản để có thu nhập”.

Cảng cá Vĩnh Lương là nơi cập cảng của hàng trăm tàu thuyền mỗi ngày. Ngoài việc giải quyết việc làm cho các ngư dân, cảng cá này còn là nơi kiếm sống cho cả trăm người dân Vĩnh Lương với những công việc liên quan đến vận chuyển cá. Năm nay, biển động kéo dài, cộng thêm với việc sản lượng sụt giảm, hàng loạt tàu thuyền nằm bờ nhiều ngày qua khiến cho nhiều lao động trên cảng cá mất việc, cuộc sống gặp khó khăn. 

Ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Ban quản lý cảng cá Vĩnh Lương cho biết: “Trước đây, mỗi ngày cả trăm chuyến tàu cập cảng, đưa hải sản vào bờ tiêu thụ nên giải quyết được một lượng lao động khá lớn cho địa phương. Giờ đây, mỗi ngày chỉ một, hai chuyến tàu đánh bắt hải sản gần bờ, công việc vận chuyển cá cũng do người thân các chủ tàu tự làm, do đó những người lâu nay mưu sinh trên cảng thất nghiệp. Trong giai đoạn này, người lao động thường tìm việc ở các cơ sở sơ chế hải sản hoặc vá lưới thuê cho các chủ tàu”.

Đắp đổi qua ngày

Ghé qua các cơ sở sơ chế hải sản ở xã Vĩnh Lương, không khí nhộn nhịp hẳn, ở đâu cũng bắt gặp cảnh phụ nữ tất bật bóc mực, xẻ thịt cá đuối... Dù công việc không mang lại thu nhập cao, song với số tiền 70.000 đồng đến 80.000 đồng/ngày cũng đủ để họ trang trải cuộc sống trong giai đoạn khó khăn.

Bà Trần Thị An (tổ 3 thôn Lương Sơn) cho biết: “5 phụ nữ trong gia đình tôi đều làm việc tại các cơ sở sơ chế hải sản. Mình già rồi, tìm việc gì cũng khó. Giờ chồng, con không đi biển được thì phụ nữ phải tìm việc để phụ giúp cuộc sống gia đình, đỡ được tiền chợ, tiền tiêu vặt”. 

Còn chị Lê Thị Thu (thôn Văn Đăng 2) nói: “Vợ chồng tôi có 2 cháu nhỏ đang đi học. Mùa này biển động, chồng không ra khơi được nên mọi chi tiêu trong nhà mình phải lo xoay xở. Nhờ có công việc ở mấy cơ sở sơ chế hải sản nên phụ nữ Vĩnh Lương bớt được gánh nặng. Tháng làm đủ công cũng kiếm được khoảng 2,5 triệu đồng. Số tiền không nhiều nhưng lo được cuộc sống gia đình”.

Ngoài đi sơ chế hải sản, phụ nữ ở Vĩnh Lương còn đi vá lưới thuê cho các chủ tàu, với tiền công khoảng 60.000 đồng đến 70.000 đồng mỗi ngày. 

Chị Trần Thị Kim Quyên (thôn Cát Lợi) chia sẻ: “Mấy năm trước, vào mùa biển động, chồng không đi biển là cả gia đình thiếu trước, hụt sau. Bây giờ, mẹ con tôi tranh thủ mùa biển động, nhàn rỗi đan lưới thuê cho các tàu cá lớn. Mỗi ngày làm như vậy cũng kiếm được khoảng 70.000 đồng/người. Một tháng 2 mẹ con kiếm hơn 4 triệu đồng, gia đình bớt khó khăn”.

Vào những ngày biển lặng, đàn ông ra biển, đàn bà ở nhà nấu ăn, chăm con. Giờ biển động, các ngư phủ không thể ra khơi, những người mẹ, người vợ đã biết tìm công việc, thay chồng lo toan cuộc sống gia đình. Theo bà Phạm Thu Cúc - chủ cơ sở sơ chế hải sản Thu Cúc, cơ sở của bà không lớn, song mỗi ngày cũng giải quyết được việc làm cho khoảng hơn 50 lao động miền biển.

Theo Hạ Linh - Bích La/baokhanhhoa.com.vn

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !