Cận Tết, y bác sĩ 'xuống đường' đòi lương

Sau nhiều lần phản ánh về tình trạng nợ lương, Bộ Y tế đã vào cuộc nhưng đến nay hàng trăm cán bộ công nhân viên của BV Tuệ Tĩnh, Hà Nội vẫn bị nợ lương, cực chẳng đành họ phải căng băng rôn đòi lương.

Sau buổi làm việc ngày 11/1/2022, hơn 40 nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y học Cổ truyền Việt Nam) người cầm giấy, người cầm băng rôn ra trước cổng bệnh viện “cầu cứu” người đi đường lên tiếng bảo vệ các y bác sĩ.
 
Chị Lê Thanh Bình làm nhân viên phòng kế toán của Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết chị và các đồng nghiệp của mình sau nhiều lần kêu cứu, gửi đơn tới các cơ quan chức năng nhưng đều không có hiệu quả. Mặc dù, cuối tháng 11 vừa qua, lãnh đạo Học viện đã làm việc với Bộ Y tế và các ban ngành để giải quyết quyền lợi cho hơn 160 y bác sĩ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, phía bệnh viện chưa nhận được một động thái nào từ các lãnh đạo thậm chí lương tháng 12 của nhân viên đến nay chưa được trả.
 
Chị Bình mệt mỏi cho biết khi báo chí đưa tin, các cơ quan ban ngành vào làm việc thậm chí Tổng liên đoàn lao động cũng tham gia làm việc nhưng cái mà nhân viên bệnh viện nhận được chỉ là lời hứa từ lãnh đạo.
 
Đến gần tết, hơn 160 con người vẫn đang xoay xở với cuộc sống lo lắng cái Tết phía trước lấy gì lo cho gia đình.
 
Chị Bình là mẹ của ba đứa con nhỏ, bản thân chị là trụ cột kinh tế chính trong gia đình nhưng suốt 8 tháng qua lương mỗi tháng được hơn 2 triệu, chị không lo nổi cho mình nói gì nuôi con.

Không riêng chị Bình đây là hoàn cảnh chung của hơn 160 cán bộ nhân viên của bệnh viện quá khổ sở với mức lương chỉ từ 1-3 triệu đồng như vậy. Đã có những người phải bỏ việc để mưu sinh bằng nghề khác. Họ mong chờ một ngày được nhận đủ lương thì gần đây nhất Ban giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh thông báo thời điểm hiện tại do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên chưa tìm nguồn thu, vì vậy chưa có tiền để trả lương tháng 11/2021 cho người lao động.
 
Chị Nguyễn Thị Vân là điều dưỡng Khoa Khám bệnh vô cùng bức xúc bức xúc vì rất nhiều lần đòi quyền lợi, chị và các đồng nghiệp khác bị lãnh đạo Học viện phê bình vì bãi công trong giờ làm. Tuy nhiên, là một y bác sĩ chị cho biết, bản thân luôn tuân thủ và có trách nhiệm trong công việc, mặc dù chậm lương nhưng chị không một phút giây lơ là với bệnh nhân.

Những lần viết đơn cầu cứu, các cán bộ y bác sĩ đều đợi hết giờ làm mới tiến hành vì sợ ảnh hưởng đến bệnh nhân. Chị Vân và các đồng nghiệp của mình không bao giờ bỏ việc mà họ tìm cách đấu tranh cho quyền lợi của chính mình.

Cái khó của những người ở bệnh viện này, theo họ những người làm trưởng khoa, trưởng phòng lại thuộc biên chế của Học viện Y học cổ truyền họ không bị nợ lương, không bị gây khó khăn về kinh tế nên chẳng còn ai đứng cùng với anh em nhân viên đòi quyền lợi mà chỉ nhân viên tự đòi quyền lợi với nhau.
 
Mọi người đều vô cùng bức xúc khi những phản ánh của họ như muối bỏ bể. Bản thân của họ không muốn mặc áo blouse ra đường như vậy mà vì miếng cơm manh áo, vì muốn được sự ủng hộ của cộng đồng mà phải đứng trước cơ quan mình làm việc đòi lương.

Chị Nguyễn Thị Duyên – Điều dưỡng khoa Thần Kinh cho biết chị đã làm việc tại đây 14 năm, cả tuổi thanh xuân ở bệnh viện này và đến hiện tại chị rơi vào hoàn cảnh bĩ bách vì năm hết tết đến mà chẳng có gì. Mỗi tháng lương được 3 triệu đồng, chị phải đi xe 30km mới tới cơ quan nắng gió chẳng quản ngại vất vả nhưng với số tiền của nhân viên y tế không bằng người giúp việc gia đình khiến mọi người xót xa.
 
Chứng kiến cảnh đồng nghiệp xuống đường căng băng rôn đòi lương, một lãnh đạo Học viện Y học Cổ truyền trung ương cho biết ông đã ghi nhận và sẽ tiếp tục xin ý kiến từ các cấp lãnh đạo để xử lý chứ hiện tại chưa rõ hướng xử lý như thế nào. 

{keywords}

Hàng trăm nhân viên y tế bị nợ lương. 
{keywords}
Họ bức xúc sau nhiều lần phản ánh không được trả lương.
{keywords}
Năm hết Tết đến, cực chẳng đã họ đành xuống đường để phản ánh. 
{keywords}
Với những nhân viên y tế này, họ đã dành cả thanh xuân tại BV Tuệ Tĩnh.
{keywords}
Nhiều lần các cơ quan chức năng đã vào cuộc nhưng cán bộ nhân viên chỉ nhận được lời hứa. 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}

 

 

Trước đó, trả lời báo Vietnamnet, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cho biết, từ tháng 1/2019, Bệnh viện Tuệ Tĩnh được điều chỉnh phân loại đơn vị sự nghiệp công lập, từ đơn vị tự bảo đảm một phần chi hoạt động thường xuyên sang đơn vị tự bảo đảm chi hoạt động thường xuyên.

Như vậy, bệnh viện được tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với việc sử nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị theo đúng quy định của Nhà nước và Học viện. Công tác quản lý đội ngũ cán bộ và chế độ tiền lương của viên chức, người lao động làm việc tại bệnh viện thực hiện theo Luật viên chức và pháp luật hiện hành.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Bệnh viện Tuệ Tĩnh phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phòng chống dịch như thực hiện giãn cách, giảm số lượng bệnh nhân, hạn chế tiếp nhận người bệnh không phải trường hợp cấp cứu,…

Bệnh viện gần như không có bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh trong quý I năm 2021 đạt 15%, quý II đạt 51,19% và quý III đạt 12,1% so với số giường bệnh theo kế hoạch. Chính vì vậy, nguồn thu của bệnh viện không đủ để trang trải chi phí hoạt động thường xuyên, chỉ ưu tiên trả lương và các khoản trích nộp theo lương.

 

 Khánh Chi 

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !