Bệnh viện tự chủ, máy móc tiền tỷ 'đắp chiếu', nhân viên bán rau, chạy grab kiếm sống

Suốt 3 năm kể từ khi được tự chủ 'trên giấy', hàng trăm nhân viên y tế, cán bộ công chức của bệnh viện rơi vào tình trạng bị nợ lương, 5 tháng qua họ chỉ nhận được 50% lương cơ bản.

Chị L.T.B, nhân viên kế toán của Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Đông, Hà Nội) phản ánh, hiện tại đời sống của chị và hàng trăm đồng nghiệp khác đang bị đẩy vào đường cùng.

Chị B. bức xúc cho biết, từ năm 2019, chị và mọi người rất bất an khi nhận được tờ giấy thông báo bệnh viện tự chủ hoàn toàn trong khi năm 2018 bệnh viện vẫn phải vay tiền về trả lương cho nhân viên.

Theo chị B, Bệnh viện Tuệ Tĩnh trực thuộc Học viện Y học cổ truyền Trung ương, là nơi thực hành cho sinh viên của trường chứ không phải nơi có chức năng kiếm tiền; lãnh đạo chủ trương đưa bệnh viện theo hướng tự chủ hoàn toàn, mua hàng loạt trang thiết bị đắt tiền về rồi để không suốt cả năm.

{keywords}
Hàng trăm cán bộ, nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh tố bị nợ lương. 

''Đây là những máy móc cao cấp và dùng được ở các bệnh viện đa khoa trở lên, nhưng Bệnh viện Tuệ Tĩnh mua về chỉ để ''trưng'' vì không có người làm được, cán bộ bệnh viện không được đào tạo về sử dụng máy. Khi máy móc liên quan tới sinh mạng con người thì không ai dám động vào. Cứ như thế hàng loạt máy móc để đó, còn nhân viên thì khó khăn chồng chất khó khăn'', chị B xót xa nói.

Nói về thu nhập, chị B chia sẻ, từ năm 2019, bệnh viện không có thưởng, thu nhập tính theo hệ số, sau đó giảm dần. Đỉnh điểm, từ 6 tháng nay, mỗi tháng chị chỉ nhận được 2,4 triệu tiền lương từ bệnh viện (50% lương cơ bản với hệ số 3.0 của người lao động có trình độ đại học).

{keywords}
Máy móc tiền tỷ mua về phủ kín chống bụi, còn hàng trăm cán bộ, nhân viên bị nợ lương suốt thời gian dài.

Hàng trăm nhân viên y tế khác cũng rơi vào cảnh như chị B. Thậm chí, những người chỉ là chuyên viên, kỹ thuật viên y học cổ truyền nên bậc lương thấp, mỗi tháng chỉ nhận được hơn 1 triệu đồng từ cơ quan.

Chỉ cho PV xem những thiết bị còn mới tinh bị bỏ không, chị Ng.T.H. điều dưỡng khoa Lão, Bệnh viện Tuệ Tĩnh bức xúc nói: ''Lãnh đạo bệnh viện mua các thiết bị về không cần biết có dùng được không, họ chỉ cần mua về làm sang cho bệnh viện''.

Lương không có, mỗi lần nhìn đống máy móc hiện đại ''đắp chiếu'', chị H. và các đồng nghiệp cảm thấy vô cùng chán nản.

Để duy trì cuộc sống, những cán bộ nhân viên y tế ở đây đã phải làm thêm. Ban ngày họ đến bệnh viện làm việc, ngoài giờ thì người đi làm xoa bóp bấm huyệt riêng, người đi chạy grab, người đi bán rau, bán hàng online... đủ cả.

Chị H., Điều dưỡng trưởng khoa Nội chia sẻ, 15 năm công tác trong bệnh viện, nhìn tình cảnh đồng nghiệp ngày càng bi đát mà chị thấy chua xót. Bệnh viện trực thuộc Học viện; trong khi Học viện không tự chủ, mà chỉ riêng đơn vị bệnh viện này tự chủ, không phù hợp thực tế hoạt động, đẩy hàng trăm người rơi vào cảnh lao đao. Lương cơ bản chỉ được trả một nửa, thu nhập tăng thêm không có, mỗi ngày nhân viên đi làm về lại đau đáu tìm cách kiếm thêm chút thu nhập trong khi còn rất nhiều người đang phải thuê nhà ở, lo cho con cái học hành.

Chị L.T.H. (điều dưỡng khoa Sản), mỗi buổi chiều từ bệnh viện chiều về, chị vội vàng đi lấy rau mang ra chợ bán để có thêm đồng ra đồng vào. Lương của chị H vốn đã rất thấp, nay lại bị giảm một nửa, chồng chị làm công nhân cũng bị mất việc do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên cuộc sống gia đình chị rơi vào cảnh khốn đốn.

{keywords}
Máy siêu âm bỏ không.
{keywords}
Nhiều thiết bị mua về mấy năm vẫn ''nguyên đai, nguyên kiện'' không được sử dụng. 

Phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh để tìm hiểu về phản ánh của người lao động, vị lãnh đạo này cho biết, thu nhập của cán bộ nhân viên là việc “nhạy cảm”, trước mắt cần báo cáo với lãnh đạo Học viện tìm hướng xử lý, sau đó sẽ thông tin rộng rãi tới báo chí.

Trao đổi với PV, PGS Đậu Xuân Canh – nguyên Giám đốc Học viện Y học cổ truyền trung ương - là người đưa ý kiến  đề xuất tự chủ cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho hay, chủ trương tự chủ là của Học viện và Bệnh viện thời điểm đó, sau đó báo cáo Bộ Y tế để thực hiện.

'Việc quyết định tự chủ không hoàn toàn nóng vội bởi trước thời điểm BV Tuệ Tĩnh tự chủ hoàn toàn, trong 3 năm liên tiếp 2016 – 2018, bệnh viện đều có tài chính ổn định, chi trả lương cho người lao động đầy đủ, mỗi tháng 2 kỳ lương cơ bản và lương tăng thêm. Vì vậy, Học viện và Bệnh viện đã có báo cáo gửi Bộ Y tế xin tự chủ. Bệnh viện Tuệ Tĩnh là bệnh viện đầu tiên về y học cổ truyền trên cả nước tự chủ'.

'Hiện nay dịch Covid-19 khó khăn thì lúc này có thể cùng nhau tháo gỡ khó khăn cho cán bộ công nhân viên', nguyên Giám đốc Học viện Y học cổ truyền trung ương nói.

Khánh Chi  

Nước dừa miễn phí ngày nắng nóng: Chủ quán không sợ bị nói 'làm màu'

Mọi người có thể bỏ ra vài triệu đi ăn nhậu, hát karaoke. Vậy tại sao không dám bỏ số tiền đó giúp người đi đường ngày nắng nóng - anh Trần Xuân Vũ, chủ quán cà phê tâm sự.

Ký ức ngày hòa bình của hai nữ biệt động nổi tiếng

"Lúc bấy giờ, cảm giác trong người tôi nhẹ nhàng như đi trên mây" - cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đến giờ vẫn nhớ như in về thời khắc thiêng liêng của lịch sử dân tộc, ngày mà đất nước thống nhất, liền một cõi.

Những 'bí kíp' tránh bị ép giá dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trước khi đi taxi hay sử dụng đồ ăn uống nên hỏi rõ giá, đặt phòng ở khách sạn, nhà nghỉ uy tín... là những lưu ý để khách du lịch không bị ép giá trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Kho tàng kỉ vật chiến tranh vô giá của người đàn ông Quảng Trị

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất lửa Quảng Trị, ông Duyệt thấu hiểu những mất mát, khổ đau do chiến tranh gây nên. Hơn 20 năm qua, ông đã miệt mài sưu tầm hơn 1.000 kỉ vật thời chiến và trưng bày tại nhà của mình.

Người đàn ông dồn cỗ tặng mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng ấm lòng

Người xưa thường nói "của cho không bằng cách cho", cách người đàn ông trong clip đưa túi đồ ăn cho 2 mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng thấy ấm lòng.

Thăm ngôi nhà hình hộp diêm hơn 130 tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Ngôi nhà cổ được ví như hộp diêm tại phố hàng Cân (Hà Nội) là một trong những kiến trúc độc đáo được giữ gìn đến ngày nay.

Quán cơm 2 nghìn đồng cho bệnh nhân ung thư của cặp vợ chồng Hà Nội

Nhiều lần trong lúc ngồi trò chuyện sau bữa ăn, các cô nói: “Hai nghìn có đáng gì đâu so với bữa cơm này. Các cháu là muốn cho các cô đỡ ngại thôi đúng không?”

Những chiếc bánh đặc biệt của anh thợ từng lang thang đánh giày

Những chiếc bánh đó có thể là dành cho những đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tổ chức sinh nhật, cũng có thể là để chào đón một nạn nhân mới trở về sau những ngày tháng bị bán sang xứ người.

Học nghề từ một cuốn sách, người đàn ông thành 'vua đồ cũ', có tài sản khủng

Vì mưu sinh, ông Nguyễn Công Nhân bắt tay vào nghề sửa chữa đồ điện tử điện lạnh và rồi gắn bó suốt 26 năm, trở thành người thợ với biệt danh “vua đồ cũ”.

Hàng cây 2,5 tỷ nghi chết khô trên con đường mới thông xe ở Hà Nội

Được trồng từ nhiều tháng nay nhưng hai hàng cây trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (Đống Đa, Hà Nội) không chịu đâm chồi nảy lộc, đứng trơ trụi giữa vỉa hè.

Đang cập nhật dữ liệu !