Cần ngăn cán bộ, công chức, người lao động chia sẻ tin xấu độc trên mạng xã hội

Đã có một số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động lệch chuẩn gây bão tâm lý xã hội hoặc đưa tin xấu, độc, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gây hoang mang trong dư luận.

Tại phiên thảo luận tại hội trường, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 vào chiều 28/10, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) nêu ý kiến: Trong môi trường số với những tương tác của người dùng thì xảy ra một thực trạng đáng lo ngại, trong đó có một số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động lệch chuẩn gây bão tâm lý xã hội hoặc đưa tin xấu, độc, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Không chỉ dừng lại ở cán bộ, công chức, người lao động đang công tác mà thực trạng này còn xảy ra với cả với những Đảng viên - cán bộ hưu trí có biểu hiện suy thoái đạo đức, nói không đi đôi với làm.

Bằng chứng là theo báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương, giai đoạn 2016-2020 có gần 8.300 Đảng viên có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có 477 Đảng viên nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…

Theo đó, mức độ nhẹ là họ đưa ra những lời nói hoặc sẵn sàng nêu ý kiến về vấn đề nhạy cảm, chưa được kiểm chứng. Mức độ nặng hơn thì coi nhẹ vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, thường xuyên nghe, xem những trang thông tin phản động, “like, share” những thông tin xấu, độc chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội.

Nhiều cán bộ, công chức, người lao động đã chia sẻ những thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng. (Ảnh minh họa)

Theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy, một số ít cán bộ, công chức khi về hưu lợi dụng tự do dân chủ và chủ trương tăng cường giám sát, phản biện xã hội để đăng đàn trên các diễn đàn mạng cộng đồng, trên mạng xã hội chỉ trích cơ quan Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, những bài viết không kiểm chứng, bình phẩm, phân tích không dựa trên tinh thần xây dựng, nặng về suy diễn gây nên những luồng dư luận không tốt trong Nhân dân.

Liên quan tới vấn đề trên, PGS. TS Nguyễn Văn Dững, giảng viên cao cấp, nguyên Trưởng khoa báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thừa nhận mạng xã hội phản ánh đời sống thực nên giống như trong đời sống thực, xã hội bao giờ cũng có nhiều luồng ý kiến, nhiều kiểu tin. Vì vậy chúng ta phải nhìn thấy đó là thực tế. 

Vấn đề đặt ra là để thông tin tích cực chiếm lĩnh mạng xã hội thì bản thân mỗi cá nhân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm tuyên giáo phải là những người lính “tiên phong” bảo vệ chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, báo chí chính thống cũng cần đưa thông tin sớm hơn, cập nhật hơn, nhất là những vụ việc nóng được dư luận quan tâm.

“Tin xấu độc trên mạng cũng như cách truyền thông rỉ tai nhau trong nhóm người nhưng mạng xã hội là nơi bày ra, kết nối làm cho người ta dễ nhận biết. Đấu tranh chống lại những tin xấu, tin độc hại, tin tiêu cực trên mạng xã hội có nhiều cách, nhiều kênh và phải thực hiện thường xuyên liên tục.

Trước hết báo chí chính thống phải tăng cường cung cấp thông tin chính thức, chính thống một cách nhanh chóng và kịp thời. Đặc biệt, báo chí cũng phải bám vào những sự việc, sự kiện mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố như những vụ tiêu cực lớn, những vụ trọng án để thông tin, bình luận, phân tích thể hiện quan điểm rõ ràng của Đảng, Nhà nước và của Nhân dân. Đấy là quá trình bắt sâu, rẫy cỏ để vườn cây xanh tốt chứ không phải là câu chuyện phe cánh như những thông tin sai lệch được một số cá nhân, trang mạng bình luận trên không gian internet”, PGS. TS Nguyễn Văn Dững thông tin.

Trong khi đó, đưa ra giải pháp xử lý thực trạng này, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thuỷ kiến nghị trong xây dựng con người phát triển toàn diện cùng với việc nâng cao sức mạnh nội sinh, nhằm khắc phục những hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức là xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong từng lĩnh vực, ngành nghề, đời sống xã hội, nhất là giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, báo chí và truyền thông. Đặc biệt, trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, rất cần rà soát, xây dựng quy chế, nội quy, bộ tiêu chí về môi trường văn hóa chuẩn mực trong gia đình, nhà trường, cộng đồng, dân cư, các cơ quan Đảng, Nhà nước. 

N. Huyền 

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !