Cần công nhận ngư dân hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa là liệt sĩ

"Tôi tin chính sách của nhà nước ta đối với ngư dân là chưa đủ. Như chưa có chính sách công nhận liệt sĩ, công nhận là người hy sinh vì nước đối với những ngư dân bị thương vong do Trung Quốc tranh chấp chủ quyền của chúng ta trên biển Đông".
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Bí mật quân sự bên trong quân cảng Cam Ranh

Trung Quốc từng luôn thừa nhận “Hoàng Sa là của Việt Nam”
Đó là khẳng định của Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng Bùi Văn Tiếng tại cuộc giao lưu với thanh niên trong khuôn khổ triển lãm "Hoàng Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử" tại Bảo tàng Đà Nẵng, đã có thêm nhiều bạn trẻ đặt câu hỏi và đề xuất nhiều ý tưởng khá độc đáo để góp phần khẳng định của chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. 

Infonet đã đưa tin và xin tiếp tục lược thuật phần còn lại của cuộc giao lưu này:


"Chúng ta không thể trong ngày một, ngày hai đòi lại được Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Có thể thế hệ chúng ta vẫn chưa làm được. Vậy tại sao chúng ta không đưa những nội dung về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa vào sách giáo khoa của trường tiểu học, trung học để dạy cho thế hệ trẻ, vì cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền đối với Hoàng Sa là một con đường rất dài?"
Cần công nhận ngư dân hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa là liệt sĩ - ảnh 1
Cán bộ Bảo tàng Đà Nẵng giới thiệu với các đoàn viên, thanh niên tiến tiến của Đoàn khối Doanh nghiệp 17 tỉnh, thành miền Trung - Tây Nguyên về cuộc triển lãm "Hoàng Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử" (Ảnh: HC)

Đó là câu hỏi của bạn Trần Đình Hà (Ngân hàng NN-PTNT Đà Nẵng).

THỜI SỰ QUỐC TẾ
Hugo Chavez: Vị Tư lệnh bất tử

Đài Loan cho Philippines 72 giờ để ‘chuộc tội’
Ông Bùi Văn Tiếng: Có thể nói việc đưa các nội dung giáo dục về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa (SGK) của các cấp học phổ thông là "món nợ tinh thần" mà ngành GD-ĐT đang nợ đất nước. Từ thời Tự Đức thì Hoàng Sa, Trường Sa đã được đưa vào SGK tiểu học. Khi cùng với tôi trả lời phỏng vấn trong chương trình "Người đương thời", một giảng viên Đại học Phú Xuân (Huế) đã giới thiệu cuốn "Khải đồng thuyết ước" là một cuốn SGK bằng chữ Nho dành cho học sinh tiểu học, trong đó có bản đồ giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Như vậy là từ rất sớm, ông cha ta đã ý thức được, muốn việc khẳng định chủ quyền đi vào tâm thức của người dân thì phải bắt đầu sớm từ trường phổ thông. Tại Đà Nẵng, cách đây 1 năm, Bộ GD-ĐT phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức cuộc hội thảo lần đầu tiên trong cả nước bàn về vấn đề dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông. Hầu như tất cả giáo viên dạy sử trong cả nước, từ phổ thông đến đại học, đều kiến nghị Bộ phải đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa vào chương trình và SGK phổ thông.

Hiện môn Địa lý đã đưa vấn đề này vào và thậm chí đã trở thành đề thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh đại học. Nhưng môn Lịch sử thì vẫn chưa làm được điều này. Chủ trì cuộc hội thảo nêu trên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, các giáo viên dạy sử trong cả nước. Sắp tới đây, trong chương trình cải cách giáo dục, thay SGK chắc chắn là Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu vấn đề này.

Trung Quốc không có chứng lý gì nhưng họ tuyên truyền rất mạnh. Chúng ta có rất nhiều chứng lý, gần như sở hữu trọn vẹn các chứng lý, chân lý hoàn toàn thuộc về ta nhưng ta làm cái này chưa mạnh. Sắp đến đây chắc chắn sẽ tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa nhiều hơn nữa, thường xuyên hơn nữa để có thể góp phần vào cuộc đấu tranh đòi lại Hoàng Sa bằng giải pháp hoà bình.

Cần công nhận ngư dân hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa là liệt sĩ - ảnh 2
Bạn Nguyễn Thành Phước (Công ty Điện lực Thừa thiên - Huế) đặt câu hỏi với ông Bùi Văn Tiếng

Tôi đã phát biểu trong một cuộc gặp với sinh viên khoa Kiến trúc (trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) rằng, chúng ta còn nhớ thì không mất, chỉ mất khi đã vĩnh viễn quên. Khi nào chúng ta còn nhớ Hoàng Sa là của chúng ta thì dẫu có bị quân đội nước ngoài chiếm đóng trái phép nhiều năm nữa thì Hoàng Sa vẫn là của chúng ta.

Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thì lập tức nhà khách Chính phủ ở Bắc Kinh được đặt tên "Điếu Ngư Đài". Argentina tranh chấp với Anh chủ quyền tại quần đảo Malvinas/Falkland thì hàng ngày, khi vào giờ học, thay vì học sinh đứng dậy chào và giáo viên cám ơn, mời các em ngồi xuống, bao giờ họ cũng đồng thanh một câu gần như kinh nhật tụng: "Quần đảo Malvinas là của người Argentina chúng ta". Đó là những điều đáng để chúng ta suy nghĩ trong việc giáo dục cho thế hệ trẻ về chủ quyền của nước ta đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

Philippines khởi kiện ra Toà án quốc tế vụ Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, Nhật Bản quảng bá trên CNN về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc tranh chấp với họ. Tại sao Việt Nam chúng ta không làm như vậy đối với việc Trung Quốc xâm lấn chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa? (bạn Nguyễn Thành Phước, Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế)

Ông Bùi Văn Tiếng: Việc khởi kiện thì chúng ta cũng đang chờ đợi thời cơ. Khởi kiện mà mình không đảm bảo chắc thắng về những chứng lý vừa mang tính lịch sử vừa mang tính pháp lý thì cũng khó mà thuyết phục. Thế nào là vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị pháp lý? Một nhà du hành đi đây đó, viết Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam thì chứng lý đó chủ yếu chỉ có giá trị lịch sử. Muốn tranh tụng tại toà thì giá trị lịch sử đó phải kèm theo giá trị rất quan trọng nữa là giá trị pháp lý, là những ấn phẩm, những bản đồ do các cơ quan công quyền ban hành, xuất bản.

Tại Bảo tàng Đà Nẵng đang trưng bày, lưu giữ nhiều tấm bản đồ hoàn toàn có giá trị lịch sử và giá trị pháp lý, vì nó do các cơ quan công quyền, nhà xuất bản công của Trung Quốc xuất bản và được Cục Bản đồ của Trung Quốc phê duyệt. Và hiện mọi thứ chúng ta đang tiếp tục chuẩn bị.

Cần công nhận ngư dân hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa là liệt sĩ - ảnh 3
Ông Bùi Văn Tiếng: "Chính sách của chúng ta đối với ngư dân cần phải được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, phù hợp với pháp lý, phù hợp với đạo lý và phù hợp với chân lý!"

Bên cạnh đó, muốn công cuộc đòi lại Hoàng Sa bằng giải pháp hoà bình giành được thắng lợi, chúng ta phải có sức mạnh trên biển. Hiện nay Bộ Tư lệnh Hải quân đã tiếp nhận một phần từ Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân để thành lập Không quân của Hải quân. Đã chuyển giao rồi và tôi cũng đã được tham quan sân bay Sao Vàng, chứng kiến phi đội Su-30 tập dượt và mình hoàn toàn yên tâm là có thể đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của chúng ta khi cần thiết.

Nhưng muốn có sức mạnh ngoài biển thì phải tạo sức mạnh từ trong bờ. Trong đất liền, chúng ta phải đoàn kết nhất trí, ổn định chính trị, phải làm sao cho dân giàu nước mạnh, kinh tế phát triển, xã hội an ninh, an toàn... thì lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh. Kinh tế phải mạnh thì mới có đủ tiềm lực để mua sắm vũ khí hiện đại, tàu ngầm, máy bay... để có thể đảm bảo cho các cuộc đấu tranh hoà bình. Hoà bình nhưng phải có sức mạnh. Không thể giành thắng lợi trên bàn hội nghị, đàm phán nếu ở chiến trường chúng ta thất thế.

Trung Quốc có một đơn vị quân đội chuyên về mạng rất ghê gớm. Một nước tiên tiến hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin như Mỹ mà cũng phải "ngao ngán" đối với các hoạt động của lực lượng này. Trong thời buổi hiện đại, chúng ta không thể chỉ hô hào chung chung mà phải có sức mạnh.

Ngư trường Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của Việt Nam, nhưng ngư dân ta đánh bắt ở đó thường xuyên bị ngư dân Trung Quốc cấm đoán, bắt bớ, bắn cháy tàu cá... gây nguy hiểm đến tính mạng ngư dân. Trước tình hình như vậy, nếu Nhà nước ta chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ ngư dân thì sau này còn ai dám ra đó để đánh bắt?

Ông Bùi Văn Tiếng: Ý kiến của bạn khẳng định một điều, ngư dân của chúng ta ra khơi bám biển là để mưu sinh kiếm sống, đồng thời thay mặt Tổ quốc khẳng định chủ quyền của nước ta trên biển Đông và đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cách đây 7 năm, vào năm 2006, Đà Nẵng bị một thảm nạn trên biển. Đó là cơn bão Chanchu làm chết 250 ngư dân. Trong đó có nhiều chủ tàu đánh cá đang vay vốn ngân hàng đóng tàu ra khơi nhưng chủ tàu chết trên biển không mang được xác về, tàu chìm...

Cần công nhận ngư dân hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa là liệt sĩ - ảnh 4
Các bạn trẻ chụp hình lưu niệm với mô hình bia chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng năm 1938. Hàng chữ trên bia ghi: Cộng hoà Pháp – Vương quốc Anh An Nam đảo Hoàng Sa năm 1816 – 1938 (1816 là năm vua Gia Long thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa, 1938 là năm dựng bia)

UBND TP Đà Nẵng đề nghị Chính phủ cho xoá nợ đối với các chủ tàu này thì có hai luồng ý kiến. Luồng thứ nhất ủng hộ, nhưng cũng có ý kiến giả định nếu có người vay vốn ngân hàng làm một cái xưởng trên đất liền mà cái xưởng đó cháy thì có xoá nợ hay không? Lúc đó tôi đã trả lời, đó là hai việc khác nhau. Người ngư dân ra biển là làm nhiệm vụ kép. Họ không chỉ mưu sinh kiếm sống mà còn thay mặt đất nước, thay mặt nhân dân cả nước khẳng định chủ quyền trên biển Đông.

PHÁT BIỂU "NÓNG" LIÊN QUAN TỚI ĐÀN XÃ TẮC
“Ngu mới xây cầu vượt trên Đàn Xã Tắc”

"Người ngu mới nói phá Đàn Xã Tắc để xóa tàn dư phong kiến"

Phục dựng Đàn Xã Tắc sẽ mất diện tích nửa quận Đống Đa?

GS Nguyễn Văn Hảo: “Đấy không phải Đàn Xã Tắc”
Chúng ta nói về chủ quyền của chúng ta trên biển Đông, chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa nhưng nếu trong một tuần, một tháng, một năm không hề có bóng dáng người Việt ngoài biển thì ý nghĩa của sự khẳng định chủ quyền cũng sẽ rất ít. Chính vì vậy, chính sách đối với ngư dân là hết sức cần thiết, đặc biệt là chính sách đối với ngư dân đánh bắt ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa.

Lâu nay nhà nước ta cũng đã có chính sách nhưng tôi tin là chưa đủ. Ví dụ như chưa có chính sách công nhận liệt sĩ, công nhận là người hy sinh vì nước đối với những ngư dân bị thương vong do Trung Quốc tranh chấp chủ quyền của chúng ta trên biển Đông. Trong vụ tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắn cháy vừa rồi, nếu không còn nguyên vẹn trở về thì những ngư dân đó thực sự là những người hy sinh vì nước. Vì vậy chính sách của chúng ta đối với ngư dân cần phải được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, phù hợp với pháp lý, phù hợp với đạo lý và phù hợp với chân lý!

HẢI CHÂU (lược thuật)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !