Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tại Đà Nẵng

Lúc 8h30 sáng 30/7, tàu JCGS Kojima mang số hiệu PL 21 của Cảnh sát biển Nhật Bản đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm lần đầu tiên đến TP Đà Nẵng và giao lưu với Vùng Cảnh sát biển 2 của Việt Nam

Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tại Đà Nẵng - ảnh 1
Tàu JCGS Kojima của CSB Nhật Bản tiến vào vịnh Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Tàu JCGS Kojima do sĩ quan Naomi Kawakami chỉ huy cùng 82 thuỷ thủ và thực tập sinh, trong đó có thực tập sinh của Philippines và Singapore. Tàu cập cảng Đà Nẵng trong sự chào đón nồng nhiệt của đại diện Cục Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam, UBND TP, Sở Ngoại vụ, Bộ chỉ huy Quân sự, Bộ chỉ huy Biên phòng Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2, Phòng Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam...

Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tại Đà Nẵng - ảnh 2
Tàu JCGS Kojima là tàu huấn luyện có tải trọng 3.500 tấn.

JCGS Kojima là loại tàu huấn luyện có tải trọng 3.500 tấn, dài 115m, rộng 14m, sâu 7,3m, tốc độ 18 hải lý/giờ. Sĩ quan Naomi Kawakami nguyên là Giám đốc Cục Bảo vệ và Cứu hộ thuộc Lực lượng phòng vệ bờ biển khu vực 5 từ tháng 10/2010, Giám đốc Bộ phận điều tra hình sự của Cục Bảo vệ và Cứu hộ thuộc lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản từ tháng 4/2012 và đến tháng 4/2013 thì được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng tàu CSB JCGS Kojima.

Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tại Đà Nẵng - ảnh 3
Các sĩ quan, thuỷ thủ và thực tập sinh trên tàu JCGS Kojima

Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tại Đà Nẵng - ảnh 4
Trong đó có nhiều nữ thực tập sinh sát cánh cùng các nam thực tập sinh.

Đại tá Nguyễn Quang Trung, Chỉ huy trưởng Vùng CSB 2 cho hay, CSB Việt Nam và CSB Nhật Bản đã có mối quan hệ hợp tác quốc tế với nhau ngay từ những năm 2000. Ngoài tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm thực thi pháp luật trên biển với các sĩ quan trẻ, trao đổi đoàn thăm và làm việc với nhau, hàng năm CSB Nhật Bản còn mời một số sĩ quan của CSB Việt Nam tập huấn chuyên ngành CSB được tổ chức tại Nhật Bản, hoặc tại các nước trong khu vực do Chính phủ Nhật Bản tài trợ và do CSB Nhật Bản chủ trì. Từ năm 2012 đến nay, mỗi năm CSB Nhật Bản đào tạo cho CSB Việt Nam một sĩ quan trẻ với thời gian 1 năm tại Học viện CSB Nhật Bản ở TP Hiroshima.

Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tại Đà Nẵng - ảnh 5
Sân đỗ máy bay trực thăng,...
Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tại Đà Nẵng - ảnh 6
...và xuồng cứu hộ, xuồng tác chiến trên tàu JCGS Kojima.

"CSB Nhật Bản cũng giống như CSB Việt Nam và CSB các nước trong khu vực và trên thế giới đều là lực lượng duy trì thực thi pháp luật trên biển của quốc gia có biển. Với tinh thần hợp tác quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển, CSB Việt Nam và CSB Nhật Bản ngày càng có sự hợp tác sâu sắc hơn, toàn diện hơn cả về chiều rộng và chiều sâu" - Đại tá Nguyễn Quang Trung nói.

Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tại Đà Nẵng - ảnh 7

Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tại Đà Nẵng - ảnh 8

Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tại Đà Nẵng - ảnh 9
Các vũ khi trang bị trên tàu JCGS Kojima được bịt kín.
Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tại Đà Nẵng - ảnh 10
Riêng giàn rada thì vẫn nắm bắt mọi động tĩnh trên bầu trời.

Tháng 9/2012, tàu Shikishima có tải trọng 6.500 tấn của CSB Nhật Bản đã vào thăm TP Hải Phòng và tổ chức phối hợp tập luyện cứu người rơi xuống biển với Cục CSB và Cục Hàng hải Việt Nam.

Tháng 3/2013, máy bay của CSB Nhật Bản do Ngài Kiyoshi Saishoji, Cục trưởng Cục Bảo vệ và Cứu nạn của CSB Nhật Bản đã bay đến TP.HCM và giao lưu với Vùng CSB 3 tại Vũng Tàu...

Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tại Đà Nẵng - ảnh 11
Sĩ quan Naomi Kawakami (đi đầu), Chỉ huy trưởng tàu JCGS Kojima cùng các sĩ quan, thuỷ thủ, thực tập sinh trên tàu chính thức đặt chân xuống cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm Đà Nẵng trong 5 ngày.

Và nay là lần đầu một tàu CSB của Nhật Bản đến thăm chính thức TP Đà Nẵng. Trong thời gian 5 ngày, chỉ huy tàu JCGS Kojima sẽ đến chào lãnh đạo Cục CSB Việt Nam, TP Đà Nẵng, Vùng CSB 2 (đóng tại Kỳ Hà, Quảng Nam) và Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2. Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội sẽ nói chuyện với các học viên trên tàu JCGS Kojima về tình hình an ninh trong khu vực.

Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tại Đà Nẵng - ảnh 12
Đại tá Nguyễn Quang Trung, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển 2 tặng hoa cho Chỉ huy trưởng tàu JCGS Kojima...
Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tại Đà Nẵng - ảnh 13
và trò chuyện cùng các sĩ quan, thuỷ thủ trên tàu.

Bên cạnh đó, các sĩ quan và học viên trên tàu JCGS Kojima cũng sẽ đến thăm giao lưu văn hoá, thể thao với Vùng CSB 2. Ngoài ra, các sĩ quan, học viên tàu JCGS Kojima sẽ lên thăm tàu của Vùng CSB 2 và đón cán bộ, nhân viên Vùng CSB 2, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2, Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng lên thăm tàu JCGS Kojima.

Cận cảnh tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tại Đà Nẵng - ảnh 14
Đại diện lãnh đạo các cơ quan hữu quan của Việt Nam và TP Đà Nẵng chụp hình lưu niệm với lãnh đạo tàu JCGS Kojima

Phát biểu tại lễ đón tổ chức sáng 30/7, sĩ quan Naomi Kawakami, Chỉ huy trưởng tàu JCGS Kojima nói: "Đà Nẵng nhìn từ biển là một TP rất đẹp. Lần này đến Đà Nẵng, chúng tôi mong muốn để lại nhiều kỷ niệm đẹp với TP này. Chuyến thăm của chúng tôi là mong muốn đóng góp vào tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển hơn nữa!".

Theo chương trình, lễ tiễn tàu JCGS Kojima sẽ diễn ra lúc 14h chiều 3/8 tại cảng Tiên Sa.

Bộ Tư lệnh CSB Nhật Bản được thành lập từ tháng 5/1948 thuộc Bộ Giao thông vận tải, Cơ sở hạ tầng và Đất đai Nhật Bản; tên tiếng Anh trước đây là Japan Maritime Safety. Tháng 5/2004, để phù hợp với cộng đồng quốc tế trong hợp tác quốc tế trên biển, tên tiếng Anh được đổi thành "Japan Coast Guard".

Hiện CSB Nhật Bản có 11 Vùng CSB ở gần khắp các bờ biển nước Nhật. Riêng Vùng CSB 6 đóng quân ở đảo, có một học viện CSB, một trường đạo tạo trung tâm và 2 trường đào tạo nhánh tại các cơ sở, có 448 tàu các loại, trong đó có 13 tàu tuần tra loại lớn có sân đỗ trực thăng (tàu có tải trọng lớn nhất là Shikishima có tải trọng 6.500 tấn chở được 2 trực thăng), có 73 máy bay, trong đó có 27 máy bay cánh cứng và 46 máy bay trực thăng các loại với tổng quân số 12.671 người.

Năm 2000, từ lời kêu gọi Tokyo của Chính phủ Nhật Bản, đến năm 206 các nước đã ký Hiệp định Liên Chính phủ "Hiệp định khu vực chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á" (tiếng Anh viết tắt là ReCAAP). Cũng như CSB Việt Nam, CSB Nhật Bản được Chính phủ Nhật Bản giao đại diện của Nhà nước Nhật làm thành viên Hội đồng điều hành của Trung tâm ReCAAP - ISC và là trung tâm đầu mối quốc gia chia sẻ thông tin chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !