Theo ghi nhận của PV Infonet, chiều 20/10, công nhân đang tiến hành thi công "cọc Jet" hầm kín. Đây là hạng mục chính của dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 (quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Dự án được UBND TP Hà Nội cấp phép thi công trong đợt giãn cách xã hội. Công tác thi công được tiến hành khẩn trương do nút giao này luôn có mật độ giao thông lớn, nhất là vào giờ cao điểm.
Theo ghi nhận của PV Infonet vào chiều ngày 20/10, công nhân đang tiến hành thi công "cọc Jet" hầm kín.
Đường ngầm bắt đầu được thi công.
Tại công trường thi công hầm chui, hơn 30 cán bộ, kỹ sư, công nhân đang triển khai 3 mũi thi công, các ca làm việc liên tục suốt ngày đêm.
Máy móc hoạt động hết công suất.
Theo ghi nhận, để thi công hầm chui Lê Văn Lương, lực lượng chức năng đã tiến hành rào chắn lối giữa của đường Lê Văn Lương chỉ cho phương tiện đi ở hai bên đường hẹp và không cho các phương tiện đi thẳng từ Lê Văn Lương qua Tố Hữu.
Công nhân hối hả thi công, đẩy nhanh tiến độ.
Những rãnh thoát nước tại hầm chui cũng đã được triển khai thi công.
Hầm chui được xây dựng trực thông hướng đường Lê Văn Lương, đi ngầm qua nút giao Khuất Duy Tiến - Tố Hữu, có tổng chiều dài hầm và gờ chắn hai đầu là 475m.
Sau khi hầm chui Lê Văn Lương được xây dựng, nút giao sẽ có tổng cộng 10 làn xe theo hướng Lê Văn Lương - Tố Hữu và ngược lại, thay vì 8 làn xe như hiện nay, góp phần giải quyết xung đột giao thông tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu, từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông Thủ đô.
Ông Nguyễn Tuấn Nghĩa, kỹ sư Ban điều hành liên danh nhà thầu Cienco 4 cho biết: “Từ khi được bàn giao mặt bằng, nhà thầu lập tức huy động dây chuyền khoan cọc dẫn và triển khai thi công kết cấu hầm chính”.
Chia sẻ về những khó khăn, ông Nghĩa cho hay, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhà thầu cố gắng tập trung nguồn lực để kịp tiến độ theo kế hoạch mà chủ đầu tư đặt ra, đồng thời đảm bảo sức khỏe của công nhân, kỹ sư trên công trường.
Những hoạt động ảnh hưởng đến giao thông sẽ được nhà thầu thi công vào ban đêm để giảm thiểu ùn tắc.
“Việc thành phố cho phép xe vận chuyển máy móc, vật liệu vào công trường sớm hơn, tạo điều kiện rất lớn cho nhà thầu. Tuy nhiên, trên dải phân cách còn vướng mắc đường điện 220kV chưa được di dời, dự kiến đến đầu tháng 9 nhà thầu sẽ triển khai đại trà công tác thi công chính”, ông Nghĩa thông tin thêm.
Hầm chui Lê Văn Lương – Vành đai 3 là một trong những dự án trọng điểm được đầu tư để giảm tắc nghẽn giao thông tại nút giao Lê Văn Lương, vành đai 3 và Tố Hữu.
Công tác thi công được tiến hành khẩn trương do nút giao này luôn có mật độ giao thông lớn, nhất là vào giờ cao điểm.
Các công nhân đang khẩn trương lắp đặt, hoàn thiện hệ thống đường thoát nước cạnh hầm chính theo hướng Lê Văn Lương - Láng Hạ.
Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương là 1 trong 6 dự án giao thông trọng điểm được UBND TP Hà Nội cấp phép thi công trong đợt giãn cách xã hội vừa qua.
Việc xây dựng hầm chui khiến giao thông qua nút giao khá khó khăn khi lòng đường bị thu hẹp bởi công trình xây dựng.
Phối cảnh hầm chui Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến.
Ông Trần Phương Nam - Chỉ huy trưởng của nhà thầu Fecon tại dự án hầm chui Lê Văn Lương cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã hoàn thành trải thảm trái tuyến đường Tố Hữu - Lê Văn Lương. Cũng theo Chỉ huy trưởng của nhà thầu Fecon, do ảnh hưởng việc giãn cách toàn thành phố trong thời gian 2 tháng để phòng, chống dịch khiến cho nguyên liệu từ các tỉnh vào Hà Nội gặp đôi chút khó khăn. Đến nay, dự án đang được các nhà thầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công.
Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 được khởi công từ tháng 10/2020, với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong 18 tháng. Hầm chui được xây dựng trực thông hướng đường Lê Văn Lương, đi ngầm qua nút giao Khuất Duy Tiến - Tố Hữu, có tổng chiều dài hầm và gờ chắn hai đầu là 475m. Theo thiết kế, hầm đường bộ Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu dài 475 m, bao gồm 95m hầm kín, 380 m hầm hở.
Vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bột phát từ va chạm nhỏ giữa xe bán tải và ô tô khách, sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không có chuyện để cả xe và hành khách ở làn đường 120km/h rồi tranh cãi phải trái.
Theo đại diện Cục CSGT (Bộ Công an), từ các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên đường cao tốc thời gian gần đây cho thấy, một bộ phận tài xế đang thiếu kỹ năng khi điều khiển phương tiện.
Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.
Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.
Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.
Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.
Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.
Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.
Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.
Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.