Căn bệnh khiến nhạc sĩ Ngọc Châu qua đời ở tuổi 55 nguy hiểm như thế nào?
Nhạc sĩ Ngọc Châu, anh trai ca sĩ Khánh Linh tác giả bài hát 'Thì thầm mùa xuân', qua đời lúc 7h30 sáng 17/3 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì bị suy tim giai đoạn cuối.
Nhạc sĩ Ngọc Châu ở ẩn nhiều năm nay, gần như không xuất hiện trên phương tiện truyền thông. Theo ca sĩ Minh Quân, nhạc sĩ Ngọc Châu thường né tránh những buổi họp mặt. Ca sĩ Bằng Kiều, nhạc sĩ Hồng Kiên... có lần liên lạc, rủ đi uống cà phê nhưng anh đều từ chối.
Ngoài gia đình, rất ít bạn bè biết nhạc sĩ bị bệnh suy tim nên bất ngờ khi hay tin anh qua đời.
Căn bệnh khiến nhạc sĩ Ngọc Châu qua đời ở tuổi 55 nguy hiểm như thế nào? |
Theo PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh, Bệnh viện Thu Cúc, suy tim là tình trạng tim bị suy yếu gây ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu đi nuôi cơ thể.
Một điều đáng buồn là những người bệnh suy tim thường có tuổi thọ không cao. Theo thống kê của các chuyên gia, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh suy tim chỉ là dưới 50%.
Khả năng chữa trị của bệnh này còn tùy thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, mức độ của của bệnh và các bệnh lý đi kèm.
Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, có 4 cấp độ suy tim bao gồm:
- Suy tim độ 1: Ở giai đoạn này, các hoạt động thể chất thông thường không gây mệt mỏi, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở…quá mức.
- Suy tim độ 2: Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng hụt hơi, đau thắt ngực, mệt mỏi khó khăn khi hoạt động thể chất. Nhưng bệnh nhân sẽ thấy thoải mái ngay khi nghỉ ngơi.
- Suy tim độ 3: Các hoạt động thể chất nhẹ nhàng đã gây mệt mỏi, tim đập nhanh hoặc khó thở, khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động đáng kể.
- Suy tim độ 4: Là suy tim mức độ nặng nhất theo phân loại của Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ.
Theo đó, suy tim độ 4 là chặng đường cuối cùng của suy tim. Trong giai đoạn này, người bệnh gần như mất khả năng vận động thể lực, các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn và hiện diện ngay cả khi nghỉ ngơi. Người bị suy tim độ 4 thường có các biểu hiện:
Khó thở: Có thể xảy ra trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là khi nằm. Những cơn khó thở kịch phát về đêm làm tăng tỷ lệ tử vong cho người bệnh.
Ho kéo dài: Khi chức năng bơm/hút máu của tim kém làm ứ dịch ở phổi dẫn đến ho mạn tính, thở khò khè, có thể kèm theo đờm trắng hoặc đờm hồng lẫn máu.
Mệt mỏi: Mệt mỏi triền miên khiến người bệnh phải nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường và gặp khó khăn ngay cả khi thực hiện các hoạt động thường ngày như đi lại, ăn uống…
Phù, tăng cân: Phù mềm, ấn lõm thường thấy ở mắt cá chân, bàn chân, bụng… kèm theo tăng cân bất thường do chất dịch bị tích tụ trong cơ thể mà không được tuần hoàn đào thải ra ngoài.
Rối loạn giấc ngủ: Ho, khó thở khi nằm khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc thường bị thức giấc giữa đêm và gia tăng tình trạng mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Chán ăn: Khi hệ thống tiêu hóa nhận được ít máu hơn, người bệnh có thể cảm thấy đầy bụng, buồn nôn, không thèm ăn, thậm chí bỏ ăn.
Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực: Để bù đắp lại lượng máu bị thiếu hụt đến nuôi dưỡng các cơ quan do chức năng tim suy giảm.
Trầm cảm hoặc lo lắng: Ước tính 42% người bệnh rơi vào trạng thái trầm cảm. Đây cũng là yếu tố khiến suy tim tiến triển nặng hơn.
Nhầm lẫn: Não thiếu nuôi dưỡng kèm theo thay đổi nồng độ natri máu khiến người bệnh giảm khả năng tư duy, ghi nhớ, dễ nhầm lẫn…
Ước tính 80% người bệnh chỉ sống được 5 năm kể từ khi được chẩn đoán suy tim tâm thu giai đoạn cuối, trong khi đó với suy tim tâm trương nặng, tỷ lệ tử vong là 58,3% sau hơn 3 năm.
Tuy nhiên, đây chỉ là con số được khảo sát trên một nhóm đối tượng nhất định, thực tế tuổi thọ của người bệnh rất khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, các yếu tố nguy cơ, dạng suy tim mắc phải, lối sống cá nhân…
Những người cao tuổi, thể trạng kém, mắc kèm nhiều bệnh lý mạn tính, bị suy tim tâm trương… thì tiên lượng bệnh cũng xấu hơn so với những trường hợp khác.
Các chuyên gia cho hay, bên cạnh việc duy trì dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thì lựa chọn lối sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần tích cực vào quá trình điều trị bệnh và giúp kéo dài tuổi thọ cho các bệnh nhân suy tim.
N. Huyền
Hoảng với u buồng trứng chứa toàn tóc, da, sụn của bé gái 14 tuổi
TS BS Nguyễn Hữu Trung, Giảng viên Bộ môn Sản, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết ông và ê kíp vừa phẫu thuật khối u khổng lồ cho một bé gái 14 tuổi.
Bé trai 2 tuổi có da cổ gáy như da trâu, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân
Từ khi sinh ra thì vùng gáy, lưng của bé bị bao phủ toàn bộ bởi mảng da màu đen. Khoảng 2 tháng gần đây bé bắt đầu ngứa, gãi nhiều khiến vùng da này dày lên, chảy máu.