Cảm xúc Trường Sa

Được ra Trường Sa tác nghiệp là niềm vinh dự lớn cho tất cả những ai theo nghiệp báo chí.

Không chỉ vì đó là nơi xa nhất của Tổ quốc với biết bao điều cần đưa tới bạn đọc, mà ngay bản thân người phóng viên khi đó cũng được đi qua những trải nghiệm khó quên. Vậy nên trong suốt hành trình đó, họ luôn gắng hết sức để hít thở, ghi chép đến vồ vập những gì mà các giác quan của họ cảm nhận được...

Ngày 6/5, Đoàn công tác số 9 với hơn 250 thành viên do Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn dẫn đầu đã rời cảng Cam Ranh trên con tàu Trường Sa 571 để đến với Trường Sa, trong số này có hơn 20 phóng viên (PV) của các cơ quan thông tấn, báo chí trong cả nước. Dù có người đã từng đi 2, 3 lần, nhưng tất cả đều tỏ ra háo hức, bởi với họ "ra Trường Sa bao nhiêu cũng không đủ, lần nào cũng như mới được đến lần đầu", và cũng từ đó bắt đầu là khoảng thời gian họ "chìm" vào công việc của mình. Và trong suốt cuộc hành trình 10 ngày, có nhiều người đã để lại những ấn tượng rất sâu sắc, đó có thể là những giọt nước mắt của họ, cách tác nghiệp xông xáo, hay cả những câu chuyện dí dỏm mà họ mang theo...

Cảm xúc Trường Sa - ảnh 1

Phóng viên Báo Tuổi trẻ Đào Đức Bảo.

Trong suốt chuyến đi, Đào Đức Bảo – PV Báo Tuổi Trẻ là người rất xông xáo. Trong suốt chuyến đi anh luôn có sự độc lập lớn với những người còn lại, lúc mọi người tập trung tại một vị trí để tác nghiệp thì Đức Bảo lại khác, anh đi lang thang khắp đảo và có những phát hiện rất khác biệt. 

Đức Bảo cũng từng "trốn" lên đảo Song Tử Tây theo đoàn văn công, hay bỏ bữa cơm trên tàu để lên ăn cùng những người công nhân đang làm việc tại đảo Trường Sa. Chính những lần như vậy đã cho anh có được một bộ ảnh rất đồ sộ, chân thực về cuộc sống của những người lính và nhân dân trên đảo, và đó cũng là những chất liệu để anh viết lên bài viết với tựa đề "Lòng tự trọng của một dân tộc" – tác phẩm đạt giải cao nhất trong cuộc thi được phát động ngay trên con tàu Trường Sa 571. Khác với nhiều người, Bảo không “lấy” bất cứ thứ gì của Trường Sa, dù chỉ là một con ốc, hay cành san hô nhỏ.

Đã trải qua những giờ phút trên đảo, được chứng kiến cuộc sống của quân và dân nhưng anh cho rằng điều ấn tượng nhất với mình không phải là những khó khăn, thiếu thốn, mà là sự hy sinh của họ khi luôn phải sống trong cảnh mọi thứ trở nên mong manh. 

“Nhà giàn dù chắc chắn nhưng cũng quá mong manh giữa bão tố bất thường. Đảo có lớn cũng chỉ là nhúm đất nhỏ giữa biển mênh mông và khó có thể lường được sóng dữ. Mọi người đều ý thức được điều này nhưng…họ chấp nhận tất cả. Vì nhiệm vụ, vì đất nước. Chấp nhận thường ngày đối mặt với sự mong manh giữa biển trời là sự dũng cảm vô bờ. Không cần đến những điều to tát khác, chỉ cần sự có mặt của họ ở những nơi trọng yếu của đất nước như Trường Sa, nhà giàn DK 1 thì đã là dũng cảm rồi”, anh nói.

Sau chuyến đi Trường Sa, Đào Đức Bảo đã chia sẻ những suy nghĩ thấm đẫm sự trải nghiệm của mình: “Đến nơi ấy rồi mới hiểu những điều mình nghĩ không còn hoàn toàn đúng. Trước, tôi nghĩ Việt Nam tìm mọi cách để giữ chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa vì những quyền lợi kinh tế, quốc phòng nhất định. Nhưng khi đến rồi mới hiểu, những đong đếm hữu hình đó chỉ là tương đối. Cái quan trọng nhất khiến Việt Nam bền bỉ khẳng định chủ quyền biển, đảo đối với Trường Sa và Hoàng Sa là vì đó là mảnh đất mà những bậc tiền nhân đã đổ mồ hôi xương máu đi tìm và xác lập thuộc về Việt Nam trong nhiều giai đoạn lịch sử. Giữ Hoàng Sa, Trường Sa là tự trọng của một dân tộc với những mất mát đời người của cha ông”.

Cảm xúc Trường Sa - ảnh 2

Đoàn báo chí vào thăm đảo Đá Nam.

Trái ngược với PV Đức Bảo, Thượng úy Đào Vân Hương, PV Báo Quân đội Nhân dân là một cô gái thùy mị, và dường như ít nói, tuy nhiên khi tác nghiệp cô lại là người rất xông xáo. Khi đặt chân tới đảo Đá Nam, cô là một trong những người đầu tiên trèo lên tận trên nóc đảo chìm để "tỉ tê" tâm sự với chiến sĩ đang đứng gác nơi này. Trong khi mọi người đang lúi húi chụp ảnh kỷ niệm thì cô đã tranh thủ thời gian đi quanh đảo và tiếp tục gặp nhiều chiến sĩ khác. Cách nói chuyện nhẹ nhàng, tình cảm của cô đã khiến những chiến sĩ cảm thấy rất gần gũi. Từ đó họ chia sẻ các câu chuyện về cuộc sống của mình rất tự nhiên, chân thật, và tất cả những tâm tư đó đều được cô ghi chép cẩn thận trong cuốn sổ nhỏ luôn mang theo bên mình. Kỷ niệm xúc động nhất của Thượng úy Hương có lẽ là lúc chia tay các chiến sĩ trên đảo Đá Nam, trước sự can trường cùng những khó khăn của các anh lính trẻ, cô gái này đã nhiều lần lén quay đi để lau nước mắt trước khi bước xuống xuồng.

Cùng có mặt trong chuyến đi này, những suy nghĩ của nhà văn Bùi Bình Thiết lại thể hiện sự từng trải của một người lớn tuổi. Đó là nỗi lòng đau đáu khi chứng kiến những hòn đảo Trung Quốc đang ngày một phình to trên những bãi đá của nước ta. Chính vì thế trong bài ký của mình sau chuyến đi, ông đã phải thốt lên: “Kìa, chừng hơn 3 hải lý là đảo Gạc Ma lừng lững một tòa nhà sáu tầng, lô nhô ụ pháo, tháp quan sát không lưu đang trong bước hoàn thiện (…) Thế đấy, cây muốn lặng mà gió chẳng dừng. Chính vì vậy mà chiến sĩ Trường Sa phải ngày đêm cảnh giác. Một mặt họ phải điêu luyện tay súng, mặt khác phải kiềm chế với kẻ phá rối mình”.  Nói về mong ước của mình, ông cho biết mình rất muốn thấy quân cảng Cam Ranh sẽ “xanh” hơn bởi những hàng cây được trồng trên đất bazan của Tây Nguyên. “Mỗi xe đất sẽ có một cây ăn quả, một ngàn xe đất sẽ có một cảnh quang môi trường xanh sạch cho hạ tầng, kho tàng, doanh trại và gia đình quân nhân ở Cam Ranh”, ông hào hứng nói về ý tưởng chở các xe đất từ Tây Nguyên xuống để bồi đắp màu mỡ cho vùng đất quanh năm nắng gió này.

Là một trong số ít những người đã từng ba lần tới Trường Sa, ông rất điềm đạm, và có khả năng quan sát tuyệt vời. Có lẽ trong chuyến đi ông là người duy nhất đã nắm bắt được những khoảnh khắc vô cùng độc đáo về cuộc sống trên đảo, đó là hình ảnh một chú gà mái đang ấp trứng trong hốc cây khô trên đảo Song Tử Tây, đôi chim cu gù nhau trên đảo Sinh Tồn đông, hay một chiến sĩ đang tưới rau trên đảo Trường Sa trong một buổi chiều rất đẹp... Dù đã gần 70 tuổi nhưng nhà văn Bùi Bình Thiết vẫn luôn đi theo đúng lịch trình đã đề ra và không bỏ sót bất cứ chương trình nào. Với bộ quần áo đậm chất lính, phong cách gần gũi cùng những câu chuyện dí dỏm, ông luôn là người tìm đến với những anh lính trẻ đầu tiên. Bằng sự trải nghiệm của mình, ông đã truyền thêm cho họ quyết tâm bảo vệ biển, đảo, bên cạnh đó ông cũng ghi nhận được nhiều những chi tiết rất đắt về cuộc sống, suy nghĩ và tâm tư những người con của biển.

Nguyễn Cường

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !