Cách lấy lại sức khoẻ, chữa chán ăn hậu Covid-19 cho trẻ

Sau nhiễm Covid-19, trẻ thường mệt mỏi, chán ăn vì vậy cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ một chế độ ăn uống hợp lý hỗ trợ cho trẻ nhanh chóng hồi phục lại sức khỏe.


Nhóm thực phẩm tốt cho trẻ hậu Covid

Theo BS Bùi Thị Yến Nhi – BV Đại học Y Dược TP.HCM, một số triệu chứng kéo dài sau nhiễm Covid-19 như thay đổi mùi vị, khó thở, khô miệng, trào ngược,... khiến cho trẻ mệt mỏi, tăng cảm giác chán ăn, giảm lượng thức ăn, từ đó mất “khối cơ”, sụt cân.

Dù trẻ ở mức cân nặng nào, việc lấy lại “khối cơ” đã mất giúp cho trẻ có năng lượng và sức mạnh để từ từ hoạt động thể chất trở lại là cần thiết.

Vì vậy, bác sĩ Nhi cho biết chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong thời gian này ưu tiên nhiều thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất và năng lượng hỗ trợ xây dựng lại cơ bắp, duy trì hệ thống miễn dịch, giúp nhanh chóng hồi phục mức năng lượng để có thể thực hiện các hoạt động thường ngày, giúp trẻ thèm ăn trở lại.

Đối với trẻ sơ sinh cho tới dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn, chia thành nhiều cữ nhỏ trong ngày.

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, cần bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm: Đạm, sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc và các loại hạt, trái cây và rau. Một chế độ ăn giàu vitamin A, B6, B12, C, D, E và các nguyên tố vi lượng (kẽm, đồng, selen, sắt,…) sẽ hỗ trợ mạnh mẽ hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Thịt cung cấp protein, kẽm, sắt, selen, vitamin B6 và B12.Cá, dầu cá cung cấp protein, vitamin A, B6, B12 và selen. Sữa, sữa chua, phô mai cung cấp Vitamin A và B12.

{keywords}
Trẻ nhiễm Covid-19 xong thường hay rơi vào tình trạng chán ăn. (Ảnh minh hoạ). 

Rau lá xanh đậm (cải xoăn, cải bó xôi, mồng tơi, bông cải xanh,…) hoặc rau củ có màu vàng cung cấp vitamin A và B6, folate và sắt.

Các loại ngũ cốc, thực phẩm chứa tinh bột (khoai tây, bánh mì, nui, mì sợi,...), quả hạch, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó,...) là nguồn cung cấp tinh bột, vitamin B, E, đồng, sắt.

Trái cây họ cam quýt, dâu tây,... cung cấp vitamin A và C.

Vì sao trẻ nhiễm Omicron dễ khiến cha mẹ hoảng sợ?

Vì sao trẻ nhiễm Omicron dễ khiến cha mẹ hoảng sợ?

Nhiều trẻ nhiễm Covid-19 sốt cao liên tục không hạ sốt kèm theo đau bụng, nôn ói khiến không ít ông bố, bà mẹ sợ hãi.

Cho trẻ ăn trở lại như thế nào?

BS Nhi cho biết trẻ khỏi Covid-19 thường rơi vào tình trạng chán ăn. Vì vậy, trong những ngày đầu mới âm tính, nên cho trẻ ăn lượng ít và chia thành nhiều bữa. Xen kẽ các bữa phụ với các loại đồ ăn nhẹ, đồ uống bổ dưỡng giữa ba bữa ăn chính cho đến khi trẻ biết thèm ăn.

Nếu trẻ hay bị trớ, khó nuốt, hụt hơi thì cố gắng cho trẻ ăn từng ít một, chia thành nhiều bữa nhỏ, lựa chọn thức ăn mềm và ẩm khi cảm thấy khó chịu thay vì thức ăn dạng đặc. Cho trẻ ăn nhiều thức ăn dạng cháo, súp. Nếu trẻ không muốn ăn có thể thử dạng nước hoa quả, sinh tố hoặc đồ uống có hàm lượng calo cao (sữa, bột ngũ cốc,...).

Trẻ khô miệng thì bổ sung nước đều đặn, từng ngụm nhỏ trong ngày (tối thiểu một ngày uống được 1,5 lít) và nên dùng nước ấm. Thêm nước sốt vào thức ăn. Ngoài ra có thể cho trẻ nhai kẹo cao su không đường để kích thích tăng tiết nước bọt.

Cha mẹ nên hạn chế thực phẩm năng lượng cao chứa nhiều calo nhưng không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như khoai tây chiên, gà rán, nước ngọt có ga,... Nước hoa quả nhiều đường chỉ nên uống 1 ly (150 ml) mỗi ngày.

Để trẻ nhanh lấy lại sức khoẻ, việc tập thể dục và các hoạt động ngoài trời giúp cho cơ bắp khỏe mạnh, giúp trẻ nhanh nhẹn, cải thiện tâm trạng, chất lượng giấc ngủ, cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Bác sĩ Nhi kuyến cáo nên cố gắng cho trẻ vận động hàng ngày và các hoạt động thể chất kéo dài ít nhất 90 - 150 phút trong một tuần dưới nhiều hình thức hoạt động (đi dạo, chạy, nhảy, đi bơi,...). Ưu tiên chọn các hoạt động mà trẻ thích

Ngủ đủ giấc sẽ giúp tăng tốc độ tổng hợp protein của cơ. Vì vậy khuyến khích trẻ đi ngủ sớm trước 22 giờ đêm.

Duy trì thói quen đeo khẩu trang, thực hiện tốt 5K, nhắc trẻ không đưa tay lên mặt, không cho ngón tay vào miệng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây sau khi hắt hơi, trước và sau khi ăn, hoặc khi bị bẩn.

Khánh Chi 

Đưa con đi cấp cứu vì uống oresol khi mắc Covid-19, sử dụng đúng như thế nào?

Đưa con đi cấp cứu vì uống oresol khi mắc Covid-19, sử dụng đúng như thế nào?

Thấy con sốt cao kèm đau bụng, tiêu chảy lại không ăn uống được gì nên bà mẹ đã pha oresol đậm đặc cho con uống, kết quả bé bị nặng hơn vì tăng natri máu.

Chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm thông thường, ứng xử với F0 như thế nào?

Chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm thông thường, ứng xử với F0 như thế nào?

Theo quy định nếu bệnh Covid-19 chuyển sang nhóm B, người bệnh có bảo hiểm y tế được bảo hiểm trả phí, người không có bảo hiểm sẽ phải chi tiền túi để điều trị.

PGĐ Bệnh viện Xanh Pôn chỉ ra những F0 mắc bệnh này cần phải đi khám ngay sau khi khỏi Covid-19

PGĐ Bệnh viện Xanh Pôn chỉ ra những F0 mắc bệnh này cần phải đi khám ngay sau khi khỏi Covid-19

Khi mắc Covid-19 ông N.V.N nhận thấy những cơn đau ngực thoáng qua. Khỏi bệnh, đi khám sức khoẻ ông được phát hiện nhồi máu cơ tim phải đặt stent gấp.  

Khỏi Covid-19, mắt người phụ nữ sưng đỏ, không nhìn rõ phải vào viện điều trị gấp, bác sĩ  hướng dẫn cách tránh di chứng

Khỏi Covid-19, mắt người phụ nữ sưng đỏ, không nhìn rõ phải vào viện điều trị gấp, bác sĩ hướng dẫn cách tránh di chứng

Vừa khỏi Covid-19, đi khám bác sĩ chẩn đoán bà T. bị viêm màng bồ đào phải uống thuốc trong 5 ngày, nếu không đỡ bắt buộc phải nhập viện mổ.

 

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !