Chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm thông thường, ứng xử với F0 như thế nào?

Theo quy định nếu bệnh Covid-19 chuyển sang nhóm B, người bệnh có bảo hiểm y tế được bảo hiểm trả phí, người không có bảo hiểm sẽ phải chi tiền túi để điều trị.

PGS Đỗ Văn Dũng – Trưởng khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết đến thời điểm này chưa đủ điều kiện để đưa bệnh Covid-19 sang nhóm B. Bởi vì thực tế, bệnh Covid-19 vẫn nguy hiểm nhất là với các đối tượng yếu thế, nguy cơ trở nặng cao nếu chuyển sang nhóm B sẽ gây xáo trộn cho cuộc sống của người bệnh.

Vì vậy, ngay cả tại Mỹ người ta cũng chỉ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch như thế nào cho ít xáo trộn tới cuộc sống của người dân nhất từ sinh hoạt tới làm việc.
 
PGS Dũng cho rằng với người bệnh Covid-19, nếu chuyển sang nhóm B sẽ không được nhà nước hỗ trợ miễn phí điều trị. Với người không có điều kiện thì đây sẽ là thách thức với họ. Bởi vì việc điều trị cấp cứu hồi sức cho người bệnh Covid-19 vẫn vô cùng tốn kém.
 
Người bệnh sẽ không cần phải cách, ly họ đi làm hoàn toàn bình thường mà không ai có thể xử phạt hoặc áp dụng các biện pháp cấm đi lại của họ - điều này có thể làm lây lan dịch bệnh nhiều hơn vì thực tế với các chủng Covid-19 mới thì tốc độ lây lan vốn dĩ đã nhanh và thêm việc đưa bệnh về nhóm B thì nguy cơ gia tăng số ca mắc sẽ hiện hữu.

Khi đó, người già, người chưa được tiêm vắc xin sẽ có nguy cơ trở nặng, thách thức với cơ sở điều trị và áp lực kinh phí, chi phí điều trị cho người bệnh.

Vì sao trẻ nhiễm Omicron dễ khiến cha mẹ hoảng sợ?

Vì sao trẻ nhiễm Omicron dễ khiến cha mẹ hoảng sợ?

Nhiều trẻ nhiễm Covid-19 sốt cao liên tục không hạ sốt kèm theo đau bụng, nôn ói khiến không ít ông bố, bà mẹ sợ hãi.

Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, người bệnh có bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả phí điều trị, người không có bảo hiểm ngân sách phải chi trả chi phí.

Đến nay có hàng triệu người bệnh Covid-19 được điều trị tại bệnh viện an toàn trở về và có những có bệnh nhân mức chi phí điều trị thành công lên đến hàng tỉ đồng đều từ ngân sách nhà nước và BHYT.

PGS Dũng cho biết nếu chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B thì khi có tình huống dịch bùng phát lại hay xuất hiện biến chủng mới phức tạp hơn, chúng ta sẽ phải một lần nữa thiết lập lại các phương án phòng chống dịch. 
 
PGS TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng cho biết nếu chuyển từ nhóm bệnh truyền nhiễm A sang B ngoài thay đổi về mặt chi trả chi phí điều trị cho người bệnh thì mức độ, nguy cơ của bệnh không lớn nữa, các giải pháp ứng phó không nghiêm ngặt như nhóm A. Khi đó, chúng ta sẽ phải xem xét lại quy trình từ phát hiện, giám sát, cách ly và cả điều trị cho người bệnh.

{keywords}
Bệnh nhân điều trị Covid-19. 

Hiện nay theo quy định về bệnh truyền nhiễm nhóm B, người bệnh sẽ được “ứng xử” linh hoạt theo từng mặt bệnh. Với bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng hiệu quả thì chỉ cần tiêm vắc xin. Ví dụ đó là một số bệnh truyền nhiễm trẻ em (thuộc nhóm B) đã có vắc xin phòng bệnh và việc tiêm vắc xin được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng (miễn phí); hoặc bệnh đã có thuốc điều trị tốt thì chỉ cần thuốc điều trị, như HIV, AIDS …

Với bệnh chưa có vắc xin như tay chân miệng thì bệnh nhân sẽ phải cách ly tránh lây lan cho cộng đồng và sẽ điều trị theo triệu chứng của bệnh.

Việc cách ly, bố trí tiếp nhận bệnh nhân ra sao tại các cơ sở y tế còn phụ thuộc bệnh có diễn tiến, tính chất và mức độ như thế nào.

Theo PGS Dũng hiện doanh nghiệp muốn đưa Covid-19 về nhóm B còn về mặt y tế công cộng, PGS Dũng cho rằng vẫn nên để nhóm A và linh hoạt với các biện pháp phòng chống dịch giúp khôi phục kinh tế, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Bởi vậy, để đặt Covid-19 vào nhóm các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa, thủy đậu... cần có thời gian và nghiên cứu đầy đủ. 

Các bệnh truyền nhiễm nhóm B bao gồm: Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno), bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bệnh bạch hầu, cúm, dại, ho gà, lao phổi, bệnh do liên cầu lợn ở người, lỵ A-míp, lỵ trực trùng, quai bị, sốt Dengue), sốt xuất huyết Dengue, sốt rét, sốt phát ban, bệnh sởi, tay-chân-miệng, bệnh than, bệnh thủy đậu, thương hàn, uốn ván, bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon), viêm gan vi rút, viêm màng não do não mô cầu, viêm não vi rút, bệnh xoắn khuẩn vàng da, tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota).

 Khánh Chi 

PGĐ Bệnh viện Xanh Pôn chỉ ra những F0 mắc bệnh này cần phải đi khám ngay sau khi khỏi Covid-19

PGĐ Bệnh viện Xanh Pôn chỉ ra những F0 mắc bệnh này cần phải đi khám ngay sau khi khỏi Covid-19

Khi mắc Covid-19 ông N.V.N nhận thấy những cơn đau ngực thoáng qua. Khỏi bệnh, đi khám sức khoẻ ông được phát hiện nhồi máu cơ tim phải đặt stent gấp.  

Khỏi Covid-19, mắt người phụ nữ sưng đỏ, không nhìn rõ phải vào viện điều trị gấp, bác sĩ  hướng dẫn cách tránh di chứng

Khỏi Covid-19, mắt người phụ nữ sưng đỏ, không nhìn rõ phải vào viện điều trị gấp, bác sĩ hướng dẫn cách tránh di chứng

Vừa khỏi Covid-19, đi khám bác sĩ chẩn đoán bà T. bị viêm màng bồ đào phải uống thuốc trong 5 ngày, nếu không đỡ bắt buộc phải nhập viện mổ.

Đưa con đi cấp cứu vì uống oresol khi mắc Covid-19, sử dụng đúng như thế nào?

Đưa con đi cấp cứu vì uống oresol khi mắc Covid-19, sử dụng đúng như thế nào?

Thấy con sốt cao kèm đau bụng, tiêu chảy lại không ăn uống được gì nên bà mẹ đã pha oresol đậm đặc cho con uống, kết quả bé bị nặng hơn vì tăng natri máu.

 
 

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !