Các chuyên gia nói gì về ý tưởng "Bảo tàng số chứng lý Biển Đông"? (Bài 3)

Ý tưởng Bảo tàng số chứng lý Biển Đông của TS Trần Công Trục đã nhận được nhiều ý kiến từ các chuyên gia Biển Đông khác. Báo điện tử Infonet xin đăng tải ý kiến của các chuyên gia Biển Đông nói về ý tưởng này và phác thảo ban đầu của ý tưởng.


Chuyên gia Biển Đông nói gì?

PGS- TS Chu Hồi: "Nếu làm được thì quá tốt"

Các chuyên gia nói gì về ý tưởng
“Nếu làm được một bảo tàng số về chứng lý Biển Đông thì quá tốt. Nếu có một bảo tàng đưa những bằng chứng pháp lý, lịch sử và bằng chứng khoa học cho vấn đề Biển Đông thì đây sẽ là cơ sở nâng cao nhận thức của người dân, chỗ dựa vững chắc cho nhà nghiên cứu mà còn là những bước chuẩn bị cho việc giải quyết tranh chấp này tại tòa án quốc tế. Tôi rất ủng hộ.”

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy
: "Tôi hoan nghênh tất cả những sáng kiến cho Biển Đông"   
Các chuyên gia nói gì về ý tưởng

“Tất cả những sáng kiến gì cho Biển Đông, cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc, của Nhà nước ta, tôi đều hoan nghênh. Tôi nghĩ nếu chúng ta phát triển thành văn nghệ, kịch tiểu thuyết, hội họa... Mỗi loại hình, mỗi một ý tưởng sẽ có con đường riêng đi vào cộng đồng, đi vào công chúng. Nếu được góp ý, tôi xin đề xuất cần có sự quan tâm thích đáng để đồng bào ta ở nước ngoài cũng được góp công xây dựng bảo tàng này. Nó không chỉ là vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện tập hợp, tiếp cận, thu gom những chứng lý ấy mà nó còn có ý nghĩa rất to lớn. Đó là phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Tôi sẵn sàng giúp đỡ hết sức nếu bảo tàng này cần.”

Ts Mai Ngọc Hồng: “Nên làm và cần làm sớm”

Các chuyên gia nói gì về ý tưởng

TS Mai Ngọc Hồng, người hiến cho Nhà nước tấm bản đồ Nhà Thanh 1904

“Nên làm và cần làm sớm để tập hợp, công bố chứng cứ cần thiết về Biển Đông. Có làm như vậy, những chứng cứ, lý lẽ của dân tộc ta mới được người dân thế giới biết được.”

Ông Trần Cao Mưu- Tổng thư ký hội nghề cá: "Đây là việc làm chính đáng, nên làm"

Các chuyên gia nói gì về ý tưởng

Ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam

“Chúng ta muốn người dân, cộng đồng quốc tế hiểu về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông không có gì tốt hơn chính là cung cấp chứng cứ, lý lẽ mà chúng ta có. Như vậy bảo tàng số chứng lý Biển Đông sẽ là nơi, người dân nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề chủ quyền. Điều này là hết sức chính đáng. Tại sao chúng ta không làm ngay?”

Những phác thảo ban đầu xây dựng Bảo tàng số về chứng lý Biển Đông

I.                  Mục đích, ý nghĩa:

1.     Nâng cao nhận thức người dân Việt Nam về vấn đề Biển Đông

2.     Quảng bá giá trị chân lý cho cộng đồng quốc tế hiểu về Biển Đông

3.     Thu thập, tập hợp, hệ thống hóa và lưu trữ dạng số những chứng lý lịch sử, văn hóa, pháp luật khẳng định chủ quyền Biển Đảo VN

4.     Cập nhật thông tin từ báo chí về vấn đề Biển Đông.

5.     Tập hợp các bài viết nghiên cứu, bình luận, “bút chiến với các bên tranh chấp” vấn đề Biển Đông.

II.               Nội dung

-  Tập hợp toàn bộ hình ảnh những hiện vật chứng lý Hoàng Sa, Trường Sa có kèm giải thích, theo cách thể hiện độc đáo, ấn tượng mà thân thiện.

- Tập hợp thông tin văn hóa phong tục (phi vật thể) liên hệ với dấu ấn chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

- Tập hợp toàn bộ bài viết về Biển Đông đăng trên các trang báo, các trang nghiên cứu chính thống.

- Hệ thống, phân loại đánh giá, chia các bằng chứng thành các theo các tiêu chí khác nhau.

- Diễn đàn bàn luận về các vấn đề về tình hình thời sự Biển Đông, phản bác các động thái trái pháp luật của các bên tranh chấp

III.           Vận hành dự kiến:

-         Mô phỏng một bảo tàng thật bằng thế giới công nghệ, với cách trưng bày hiện vật, bài trí, thiết kế theo quy luật bảo tàng thật. Hiện vật thể hiện dạng ảnh nhiều chiều, độ phân giải tốt sắc nét có thể phóng lớn.

-         Có nhiều tiện ích hỗ trợ: Video, âm thanh, tự cập nhật tin tức đi kèm với nhiều thứ tiếng.

-         Chia cấp độ người truy cập, cấp độ bảo mật của chứng cứ. Người truy cập bình thường được xem những chứng cứ đã được công khai, những nhà nghiên cứu được cấp độ VIP sẽ được truy nhập sâu hệ thống cập nhật thông tin sâu hơn.

-         Để đảm bảo vấn đề bảo mật, có những chứng cứ đặc biệt chỉ được gi tên ghi mã nơi cung cấp để có thể hạn chế việc hacker lấy dữ liệu mật này.

(Phần ghi theo lời TS Trần Công Trục)





Hồng Chuyên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !