Cả hai động lực tăng trưởng đều đang chững lại

Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 12/2022 của Ngân hàng Thế giới lưu ý, cả hai động lực tăng trưởng là xuất khẩu và nhu cầu trong nước đều đang chững lại.

Giảm đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ

Ngân hàng Thế giới vừa công bố Bản tin Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 12/2022.

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 11, là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 2/2022. Sức cầu bên ngoài yếu đi cũng là một yếu tố quan trọng, khi nhu cầu của các thị trường xuất khẩu chủ lực đã và đang suy giảm.

Tiếp tục xu hướng giảm từ tháng 9/2022, chỉ số PMI (quản lý thu mua) trong lĩnh vực chế tạo chế biến lần đầu tiên bị trượt về vùng suy giảm (dưới 50 điểm) kể từ tháng 10/2021, giảm từ 50,6 trong tháng 10/2022 xuống còn 47,4 trong tháng 11. Điều này cho thấy điều kiện sản xuất kinh doanh trong tháng 11 đã xấu đi so với các tháng trước đó. 

Tăng trưởng doanh số bán lẻ cũng giảm xuống 17,5% trong tháng 11 (trong tháng 10 là 20,7%). Doanh số dịch vụ ăn uống và lưu trú tăng 5,3% trong tháng 11/2022 so với trước đại dịch. Tuy nhiên, doanh số dịch vụ lữ hành vẫn thấp hơn 37% so với tháng 11/2019.

Tăng trưởng doanh số bán lẻ trong tháng 11/2022 giảm so với tháng trước. Ảnh: Xuân Bách

Mặc dù du lịch quốc tế tiếp tục phục hồi nhưng số lượt khách du lịch vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước khủng hoảng Covid-19. Cả nước đón được gần 600.000 lượt khách quốc tế trong tháng 11, cao hơn 23,2% so với tháng 10, nhưng chỉ bằng một phần ba so với số liệu tháng 11/2019. Lý do một phần là do khách Trung Quốc quay lại chậm.

Xuất nhập khẩu hàng hóa giảm lần lượt 8,4% và 7,2% trong tháng 11/2022 so cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản đạt kỷ lục mới, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao

Cũng theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam nhích nhẹ từ 4,3% trong tháng 10 lên 4,4% trong tháng 11. Giá lương thực, thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng là yếu tố đóng góp chính cho lạm phát CPI, tăng lần lượt 5,2% và 6,0% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản, nghĩa là không gồm giá lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng có giá do Nhà nước quản lý (y tế và giáo dục), tiếp tục tăng từ 4,5% trong tháng 10 lên 4,8% trong tháng 11, đạt kỷ lục mới.

Tăng trưởng tín dụng giảm từ 16,5% trong tháng 10 so với cùng kỳ xuống còn 15% trong tháng 11, là mức giảm mạnh nhất trong những tháng qua. Tăng trưởng tín dụng giảm do tác động của điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nâng các mức lãi suất chính lên tổng cộng 200 điểm cơ bản trong tháng 9 và tháng 10. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm bình quân vẫn ở mức cao, 5,7% trong tháng 11/2022. 

Cân đối ngân sách bội thu, áp lực với đồng tiền Việt Nam được nới bớt

Đồng tiền của Việt Nam tăng giá nhẹ trong tháng 11 (0,8%) so với mức giảm giá cộng dồn 9,1% kể từ cuối năm 2021. Đồng tiền tăng giá chủ yếu do đồng đô-la Mỹ yếu đi trên thị trường quốc tế. Việc Ngân hàng Nhà nước nâng các mức lãi suất chính sách chính cũng góp phần nới nhẹ áp lực đối với đồng nội tệ.

Cân đối ngân sách trong tháng 11 đạt 1,4 tỷ USD bội thu sau khi giảm nhẹ về mức bội chi trong tháng 9 và bội thu nhẹ ở mức 0,2 tỷ USD trong tháng 10. Tổng thu tăng 5,9% (so cùng kỳ năm trước) trong khi giảm 6,7% (so cùng kỳ) trong tháng 10. Tổng chi cũng tăng cao hơn, tháng 11 tăng 17,0% so với 11,8% của tháng trước (so cùng kỳ).

Đến cuối tháng 11/2022, tổng thu đã cao hơn 16,1% so với dự toán thu còn tổng chi bằng 76,2% dự toán chi (cao hơn một điểm % so với cùng kỳ năm trước), dẫn đến bội thu 12,1 tỷ US$ trong 11 tháng đầu năm 2022.

Do cân đối ngân sách đạt bội thu trong điều kiện chi phí vay nợ trong nước tăng nhanh, Kho bạc Nhà nước chỉ phát hành 1,7 tỷ USD trái phiếu chính phủ có mệnh giá bằng đồng nội tệ trong tháng 11, toàn bộ đều có kỳ hạn dài (từ 10 năm trở lên). Trong 11 tháng đầu năm 2022, tổng khối lượng phát hành trái phiếu chỉ đạt 45,6% kế hoạch phát hành cả năm, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021 (đạt 82,3 kế hoạch). 

Khuyến nghị từ Ngân hàng Thế giới

Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới lưu ý: “Cả hai động lực tăng trưởng là xuất khẩu và nhu cầu trong nước đều đang chững lại. Nhu cầu bên ngoài yếu đi gây ảnh hưởng đến xuất khẩu. Tiêu dùng hậu Covid-19 dường như cũng phục hồi chậm lại. Điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt hơn và lạm phát gia tăng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước trong thời gian tới”.

Một số khuyến nghị đã được đưa ra. Cụ thể, trong bối cảnh đồng đô-la Mỹ yếu đi trong tháng 11 giúp giảm nhẹ áp lực đối với tỷ giá, do điều kiện huy động tài chính trên toàn cầu bị thắt chặt và nhu cầu bên ngoài yếu đi, cơ quan quản lý tiền tệ của Việt Nam có thể cân nhắc cho phép tỷ giá được linh hoạt hơn nữa nhằm ứng phó với những cú sốc bên ngoài.

Chính sách này có thể được bổ sung bằng cách sử dụng sáng suốt lãi suất tham chiếu và sử dụng thận trọng can thiệp tỷ giá trực tiếp nhằm bảo vệ được dự trữ ngoại hối. 

“Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ là điều kiện quan trọng để duy trì ổn định giá cả trong bối cảnh lạm phát cơ bản trong nước gia tăng. Chiến lược chi tiêu thận trọng hơn và tập trung hơn vào đúng ưu tiên nhằm đảm bảo đầu tư cho vốn con người, hạ tầng xanh và thích ứng khí hậu sẽ giúp nâng cao khả năng chống chịu và tiềm năng của nền kinh tế”, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới đề xuất. 

Xuân Bách

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !