Bỏ việc với mức lương 15 triệu mỗi tháng, Bí thư Chi đoàn về mở trang trại nuôi con đặc sản mỗi năm thu hàng trăm triệu

Đam mê làm nông nghiệp đã thôi thúc anh Nguyễn Văn Phúc (34 tuổi) ở xã An Thanh (Tứ Kỳ) từ bỏ công việc có mức lương cố định 15 triệu đồng/tháng để mở trang trại nuôi ốc và rươi.

{keywords}
Bỏ việc Bí thư Chi đoàn làm giàu từ nuôi ốc và rươi

Tận sâu trong con đường sình lầy cỏ mọc khó đi là khu trang trại nuôi ốc rộng hơn 1mẫu của anh Nguyễn Văn Phúc, Bí thư Chi đoàn thôn An Lao, xã An Thanh.

Trước đây, khu trang trại vốn là đồng bỏ hoang. Năm 2020, anh Phúc vay ngân hàng 300 triệu đồng để biến hơn 1 mẫu ruộng này thành vùng nuôi ốc lớn nhất xã. “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, từng giàn lưới, cây mướp trồng lấy bóng mát cho ốc tới đường dây điện… dưới bàn tay anh Phúc đã hình thành. Đây là một trong số ít mô hình nuôi ốc tiêu biểu của huyện Tứ Kỳ.

Từ 1,5 tạ ốc mẹ nhập ở Thái Nguyên, đến nay, trang trại của anh đã chủ động được nguồn hàng. Mỗi ngày ốc đẻ từ 0,5-1 kg trứng, một năm cho xuất bán hai lần ốc thịt. Anh còn bán ốc trứng với giá từ 800.000-1 triệu đồng/kg, ốc con từ 3-3,5 triệu đồng/vạn con. Nhiều hộ nuôi ốc trong huyện cũng tìm về đây mua ốc giống, giá khoảng 4 triệu đồng/vạn con. Trừ chi phí đầu tư, mỗi tháng anh thu lãi 15 triệu đồng.

Anh Phúc tốt nghiệp ngành kỹ thuật mỏ Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, ra trường làm công việc bán hàng. Nhờ công việc này, anh đi nhiều nơi, gặp nhiều người và biết đến những mô hình nuôi ốc hay tại các tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hóa...

Nhận thấy các nhà hàng trong tỉnh và các tỉnh khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên có nhu cầu ốc hữu cơ lớn nên đầu năm 2020 anh quyết định chuyển nghề nuôi ốc. Anh Phúc tận dụng diện tích đất bỏ hoang gần nguồn nước sạch từ cống Sồi để xây dựng trang trại.

Khu trang trại gồm 5 ao, chia thành các khu nuôi ốc đẻ, khu ươm ốc con, khu ốc thịt, ao ươm bèo và ao dự trữ nước sạch. Anh Phúc chủ động các phương án khi thời tiết thay đổi. Những ngày nắng nóng đỉnh điểm, anh kỳ công bơm nước từ ao dự trữ sang ao chính để xả nước nóng đi.

Ngày mưa anh thả nước vôi trong để trung hòa độ pH trong ao, tránh độ pH tăng gây ra bệnh sưng vòi, thậm chí làm ốc chết. Anh Phúc ví nghề nuôi ốc như chăm con mọn bởi ban ngày cho ốc ăn và để ý vớt trứng ốc cho vào thùng ấp, buổi tối lại cần mẫn soi đèn đi vớt ốc bươu vàng.

Mất hai năm vừa học vừa làm, đến nay, anh Phúc đã thuần thục kỹ thuật nuôi ốc. Ngoài 1 mẫu nuôi ốc, anh Phúc vẫn chăm chút cho 3,8 mẫu rươi đã hình thành từ năm 2016 và đang phát triển tốt. Mỗi mùa nước rươi, thương lái đều gọi điện đặt hàng trước. Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song mỗi năm anh Phúc vẫn thu lãi 300 triệu đồng từ rươi và có từ 3-4 thương lái là khách "ruột" tiêu thụ được từ 7-8 tạ ốc/năm.

Nhận thấy mô hình khởi nghiệp mới mẻ và thành công, Đoàn Thanh niên xã An Thanh đã đề xuất với Huyện đoàn Tứ Kỳ hỗ trợ anh Phúc vay vốn đầu tư vào mô hình nuôi ốc này.

Cô gái “gói” ân tình xứ Huế vào mứt gừng, gửi bay đi muôn nơi

Cô gái “gói” ân tình xứ Huế vào mứt gừng, gửi bay đi muôn nơi

Bằng cách đưa chất liệu màu sắc, vẻ đẹp văn hóa Huế vào họa tiết, mẫu mã bao bì, Huyền muốn giới thiệu với du khách những câu chuyện văn hóa. Đồng thời, cũng hàm chứa ý nghĩa gói ân tình xứ Huế trong món quà tặng nhỏ xinh.

Theo báo Hải Dương

'Cá mập' VinaCapital: Ông lớn tỷ USD chưa chắc đổ tiền đâu trúng đó

Trái ngược với nhiều quỹ khác - vốn thường đầu tư vào cổ phiếu trụ cột, chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, VinaCapital rót tiền vào rất nhiều lĩnh vực, từ cổ phiếu Việt cho tới các dự án bất động sản, năng lượng tỷ USD.

Đôi bạn 9X về quê lập nghiệp, bán 1 triệu bánh đa vừng sang Nhật Bản

Về quê hương khởi nghiệp với bánh đa vừng, đôi bạn trẻ xứ Nghệ đã đầu tư nhà xưởng, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, từ đó mở rộng thị trường khắp cả nước và đưa sản phẩm xuất ngoại.

Tập đoàn Phenikaa có nữ Tổng Giám đốc mới thay ông Hồ Xuân Năng

Bà Lê Thị Minh Thảo thay ông Hồ Xuân Năng giữ vị trí CEO Phenikaa trong khi doanh nghiệp đầu ngành đá nhân tạo Vicostone có CEO mới là ông Phạm Trí Dũng.

Quản lý tỷ USD vốn Hàn, đổ tiền vào ngành hot, vì sao quỹ Kim vẫn thua lỗ như các F0?

Quỹ KIM hiện là một trong những công ty quản lý khối tài sản lớn nhất tại Việt Nam, với quy mô đạt khoảng 1 tỷ USD. Quỹ này tập trung đầu tư vào các ngân hàng và rót vốn mạnh vào các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Nữ doanh nhân 9x với hành trình đưa mắc ca Việt Nam ra biển lớn

Sau 18 năm kể từ khi cây mắc ca du nhập vào Tây Nguyên, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, một người con trên mảnh đất Đắk Lắk đã biến giấc mơ đưa mắc ca Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế thành hiện thực.

Nữ sinh viên khởi nghiệp với dự án biến loại cây rác thành sản phẩm hữu ích

Từ bèo tây, loại cây được coi là rác, cô nữ sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã triển khai dự án với 2 nhóm sản phẩm độc đáo làm từ bèo tây: xơ sợi, bột bèo.

Tủ nuôi đông trùng hạ thảo của giảng viên đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp

Tại cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Đà Nẵng 2022 vừa mới diễn ra cuối tháng 11/2022, mô hình tủ nuôi đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Vinseed đã giành được giải nhất.

Hơn 20 năm tay trắng dựng cơ ngơi trăm tỷ của anh nông dân

Anh Bình cho biết, khởi nghiệp với số vốn chỉ đủ mua 10 bao cám nhưng đến nay anh đã có khu chuồng trại rộng nhiều héc-ta với đàn gà hơn 100 nghìn con và một lò ấp quy mô lớn.

Cô gái người Mông livestream bán nông sản, hút vạn người mua

Với hình thức livestream bán hàng, chị Ma Thị Chú, dân tộc Mông ở thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương, Lào Cai) đã thành lập 3 HTX tiêu thụ nông sản cho bà con.

Cô gái Hà thành bỏ du học vào Phú Quốc kinh doanh và cú xoay chuyển không ngờ

Vừa bắt tay vào kinh doanh homestay thì bất ngờ dịch Covid-19 ập đến nhưng cô gái trẻ Hà thành lại rất có tài xoay sở giúp việc kinh doanh của cô không những không gặp khó, mà còn giúp người dân địa phương phát triển du lịch bền vững…