Bộ trưởng QP Mỹ gặp Bộ trưởng QP Việt Nam bên lề ADMM+

Theo hãng tin Bloomberg, hôm nay (28/8), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ có cuộc gặp song phương với người đồng cấp Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Brunei trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Đông Nam Á mở rộng (ADMM+), hành động cho thấy vị thế của Việt Nam đang ngày trở nên quan trọng với Đông Nam Á và với chiến lược của Mỹ nói riêng.

Lần trước, khi ông Hagel tới Đông Nam Á, Việt Nam đã từng cảnh cáo rằng bất cứ sự tính toán sai lầm nào trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông có thể làm ảnh hưởng tới tuyến đường hàng hải “huyết mạch” này của thế giới và gây ra hậu quả trên qui mô toàn cầu.

Bộ trưởng QP Mỹ gặp Bộ trưởng QP Việt Nam bên lề ADMM+ - ảnh 1
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ gặp người đồng cấp Việt Nam Phùng Quang Thanh ngày hôm nay.

Gần 3 tháng sau, hôm nay ông Hagel lại ngồi xuống bàn đàm phán cùng với các bộ trưởng quốc phòng khu vực trước khi tất cả cùng nhóm họp ngày mai với sự tham gia của các quan chức thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng với  các nước khác, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ADDM+). Đề tài nổi bật của diễn đàn vẫn là vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Bloomberg cho rằng trong cuộc đua giành quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên và lớn hơn là tranh giành tầm ảnh hưởng trong khu vực, các cường quốc lớn đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ với các nước nhỏ hơn. Kể từ năm 2010 khi ADDM + được tổ chức tại Hà Nội, vai trò của Việt Nam dần trở nên nổi bật trong lúc Mỹ thực hiện chiến lược “Trục châu Á” và Trung Quốc tìm mọi cách mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.

Ralf Emmers, giáo sư tại Trường đại học nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho rằng “Việt Nam đang ngày càng được coi là quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực” do vị trí địa lí, nền kinh tế đang phát triển và dân số trẻ. 

Tại diễn đàn Đối thoại Shangri – La diễn ra ở Singapore từ 31/5-2/6 vừa qua, ông Hagel và các quan chức quốc phòng Trung Quốc đã ngồi dưới hàng ghế khán giả trong lúc Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo về những nguy cơ trên Biển Đông. Vài tuần sau đó, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh và hai ông đã nhất trí lập đường dây nóng để giảm nhiệt tranh chấp chủ quyền đồng thời gia hạn thỏa thuận khai thác chung trên vịnh Bắc Bộ.

Hồi tháng Bảy, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã công du tới Mỹ, gặp gỡ Tổng thống Barack Obama, thảo luận về mục tiêu thúc đẩy an ninh hàng hải. 

Bộ trưởng QP Mỹ gặp Bộ trưởng QP Việt Nam bên lề ADMM+ - ảnh 2
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri- La diễn ra ở Singapore từ 31/5-2/6.

Trong tháng Bảy, kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ cao nhất trong vòng 6 tháng. Mặc dù đôi lúc hai nước “hục hặc” với nhau và Việt nam cáo buộc tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam trên Biển Đông nhưng hiện tại, tình hình đã bớt căng thẳng hơn.

Trung Quốc đã nhất trí đàm phán về Bộ qui tắc ứng xử trên Biển Đông. Theo giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện lực lượng quốc phòng Australia ở Canberra, Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận chung và điều các chuyến tàu hải quân tới cảng của hai nước trong khi Mỹ chỉ mới được điều các tàu hải quân phi quân sự tới Việt Nam.

Dự kiến ông Hagel sẽ đảm bảo với các đồng minh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương rằng Mỹ vẫn duy trì chiến lược dịch chuyển quân sự và kinh tế sang châu Á ngay trong lúc ngân sách quốc phòng của nước này sẽ bị cắt giảm khoảng 500 tỷ USD trong vòng 9 năm tới.

Phát biểu tại Kuala Lumpur, Malaysia hôm 25/8, ông Hagel khẳng định: “Không nên hiểu sai chiến lược tái cân bằng của Mỹ”. Ông Hagel cho rằng từ trước tới nay Mỹ vẫn có mối quan hệ đồng minh thân thiết với Nhật Bản và Hàn Quốc và trong bối cảnh “các xu hướng về chính trị, kinh tế và an ninh ở Đông Nam Á đang tiến triển từng ngày, chính quyền Obama sẽ tăng cường hợp tác an ninh với khu vực, theo nguyện vọng của các nhà lãnh đạo và công dân Mỹ”.

Bộ Quốc phòng Brunei cho hay tại hội nghị ADMM + năm 2010, các đại biểu đã nhất trí hợp tác về các vấn đê như chống khủng bố, đối phó thiên tai và hoạt động hòa bình. Trong cuộc họp lần này, các bộ trưởng sẽ nhìn nhận lại về những thành quả đã đạt được theo các mục tiêu đó.

“Đó là những chủ đề mà mọi đại biểu đều hoan nghênh vì không ai cảm thấy lo ngại khi hợp tác về những vấn đề đó. Xét cho cùng mục tiêu của ADMM + chủ yếu là về việc xây dựng niềm tin”, giáo sư Emmers nhận định.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Thế giới sôi sục phản ứng kế hoạch tấn công Syria của Mỹ
Vàng chênh thế giới dưới 2 triệu đồng, đấu thầu vàng ế
Thanh Hóa: Không tổ chức chúc mừng ngày 2/9
Tùng Lâm

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !