Bỏ hệ THCS trong trường chuyên: Bớt cảnh ‘chạy sô’ đến lò luyện từ cấp 1

Học sinh tiểu học, THCS cần có thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, thể chất để phát triển toàn diện. Không nên ép các con vừa vào cấp 1 đã lao đến lò luyện thi.
Công văn gửi Hà Nội của Bộ GD-ĐT đề nghị thành phố chỉ đạo tuyển sinh vào trường THPT chuyên đúng quy định thu hút nhiều ý kiến trái chiều. VietNamNet xin giới thiệu bài viết của độc giả Mai Lam về vấn đề này. Nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Bạn đọc có ý kiến xin gửi về email: Bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin trân trọng cảm ơn.

Mới đây, nghe tin Bộ GD-ĐT “tuýt còi” việc tuyển sinh hệ THCS trong trường THPT chuyên, nhiều phụ huynh trong lớp con tôi đứng ngồi không yên. Điều này có nghĩa một số trường THPT chuyên lâu nay tồn tại khối THCS như Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam ở Hà Nội hay Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa ở TP.HCM sẽ phải bỏ hệ này.

Trên nhóm lớp, nhiều cha mẹ xôn xao, bày tỏ sự tiếc nuối. Để chuẩn bị cho công cuộc vào “Ams2”, nhiều phụ huynh thậm chí cho con cày cuốc từ cuối lớp 2. Riêng việc xin để được vào học tại những lớp luyện thi có tiếng cũng rất khó khăn. Trong trường hợp không được tuyển sinh nữa, công cuộc đầu tư này xem như hoài phí.

Nhưng bản thân tôi lại có suy nghĩ khác, dù con gái tôi cũng học khá ổn và chăm. Ngay từ đầu tôi đã xác định không bắt con cày cuốc học thêm hay bằng mọi giá phải thi đỗ vào các trường điểm, trường chất lượng cao. Tất nhiên, nếu con tự thân thi đỗ được, điều đó là rất tốt nhưng cũng khá khó khăn.

Nhiều năm nay, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 6 chuyên Amsterdam thường chỉ lấy khoảng 200 em, nhưng mỗi năm có tới 4.000 hồ sơ. Như vậy, một học sinh vừa học xong tiểu học sẽ phải “chọi” với ít nhất 20 em khác để có một suất vào trường này. Chưa kể để vào được Ams2, các con phải có học bạ đẹp từ lớp 1.

Áp lực điểm 10 khiến những đứa trẻ chỉ mới học cấp 1 đã phải “cày cuốc” tới 11 giờ đêm để hoàn thành chuyện bài vở hay “chạy sô” đến các lớp ôn luyện thi vào cấp 2.

Vì thế tôi cho rằng, việc bỏ “trường chuyên cấp 2” tôi thấy rất nhân văn. Các con sẽ bớt cày cuốc học thêm, không phải chịu áp lực thi cử, có thời gian trải nghiệm, khám phá bản thân để phát triển toàn diện.

thi lop 6 tran dai nghia 126.jpg
Học sinh thi vào lớp 6 tại TP.HCM.

Hơn nữa, tôi cho rằng từ cấp 2, các con đã phải học nhiều “môn chuyên” hơn các môn học khác là điều không ổn. Theo như tôi biết, các trường sẽ dựa trên điểm tổng kết để tiến hành phân loại lớp theo hướng mũi nhọn, định hướng thi chuyên cấp 3. Nếu chỉ tập trung vào học môn giỏi, bỏ qua những môn yếu hơn sẽ là sự phát triển thiên lệch.

Mặt khác, học sinh THCS khi phải học trong môi trường quá cạnh tranh cũng sẽ khiến các con sống mệt mỏi và áp lực. Chẳng may gặp thất bại, con cũng sẽ vất vả hơn để vượt qua nỗi thất vọng về bản thân cùng suy nghĩ “mình kém cỏi”. Với những bạn tâm lý không vững, chắc chắn sẽ bị áp lực mà học thụt lùi.

Tất nhiên, sẽ có nhiều người nói nếu không còn Ams2, vẫn còn rất nhiều trường điểm, trường chất lượng cao cấp 2 khác khiến học sinh đổ xô vào. Các con vẫn sẽ phải chạy đua kiến thức và cày cuốc để vào những trường “hot” đó.

Nhưng tôi cho rằng, dù việc này không làm giảm áp lực đáng kể, song nếu tách hệ THCS trong trường THPT chuyên hoạt động như một trường THCS bình thường, đồng thời tăng chỉ tiêu tuyển sinh, chắc chắn đầu vào sẽ bớt cạnh tranh hơn.

Lâu nay, tuy hệ THCS nằm trong trường THPT chuyên không được gọi là chuyên, nhưng vì cả thành phố lớn chỉ có một trường THPT chuyên hàng đầu có khối THCS như vậy, nên phụ huynh mập mờ với khái niệm “trường chuyên cấp 2” và sức hút vẫn rất lớn.

Ngoài ra, tôi cũng mong việc thi tuyển vào các trường cấp 2 không còn quá trình sàng lọc học bạ, các con sẽ được thi tuyển như nhau, từ đó cha mẹ, con cái cũng bớt căng thẳng và cuộc đua trở nên công bằng hơn.

Xét cho cùng việc học cũng chỉ là một bước đệm và là hành trang để các con bước vào cuộc sống. Việc học là cả một quá trình, do đó cha mẹ nên cho con có những trải nghiệm thú vị, vui vẻ và thoải mái trên suốt hành trình học tập ấy.

Độc giả Mai Lam

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !