Bộ GD&ĐT rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết chương trình GDPT 2018 đã đưa tin học là môn học bắt buộc từ lớp 3, trong đó cung cấp cho các em kỹ năng để bảo vệ mình trên môi trường mạng.

Hiện nay, trẻ em sử dụng và tiếp nhận internet giống như môi trường giao tiếp cuộc sống của mình, đó là cách thức trẻ tiếp xúc với thế giới, liên lạc với bạn bè, học tập, tham gia các trò chơi giải trí và thậm chí là kênh giao tiếp với các thành viên trong gia đình.

Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam, tại các thành phố lớn trên toàn quốc, Việt nam có đến 96,9% trẻ có sử dụng mạng internet cho nhiều mục đích khác nhau như học hành, giải trí, tìm kiếm thông tin và chơi game.

Và theo đó, cứ 3 trẻ em thì có 2 trẻ có thể kết nối trực tuyến, trẻ có thể tiếp cận internet qua các thiết bị như điện thoại, máy tính của cá nhân, của người thân, ở trường và ngoài quán internet.

{keywords}
Ảnh minh họa

Đặc biệt, trẻ tiếp xúc qua các kênh như tiếp cận từ điện thoại di động của cá nhân (57,8%), máy tính ở nhà (45,9%), điện thoại di động của người thân (45,3%), ngoài quán internet (13,5%). Riêng nhóm học sinh trong nhà trường có một số trẻ trả lời được tiếp cận internet qua máy tính ở trường học (23,6%).

Trẻ sử dụng internet chủ yếu để học hành/nghiên cứu (83,1%), xem phim/ca nhạc (71,5%), xem các chương trình giải trí/đọc tin tức (70,9%), giao lưu, kết nối bạn bè (71,2%) và chơi trò chơi điện tử/trực tuyến (58,7%).

Nhiều chuyên gia cho một trong những biện pháp hiệu quả nhất mà cho đến nay không chỉ Việt Nam mà tất cả các quốc gia đang hướng tới để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là trang bị cho trẻ em nhận thức về các nguy cơ, rủi ro trên môi trường mạng, kỹ năng tự bảo vệ mình và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp các vấn đề trong quá trình tương tác trên không gian mạng.

Việc này đòi hỏi các cơ quan chức năng, thầy cô, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ trang bị cho trẻ những kiến thức căn bản khi tham gia môi trường mạng.

Một thực tế là trên mạng xã hội tiềm ẩn rất nhiều vấn đề mà chúng ta không thể lường hết được, trong đó tiềm ẩn nhiều nội dung không lành mạnh có thể gây tổn hại đến tâm lý cũng như sự phát triển trí tuệ của trẻ. Các em đều trong độ tuổi tò mò, muốn tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, cộng với đó là sự thiếu hiểu biết về các vấn đề xã hội nên rất dễ sa đà vào các cạm bẫy, những lời rủ rê, mời gọi của những đối tượng xấu.

Chính vì thế các bậc cha mẹ cần hướng dẫn con một cách tỉ mỉ về việc sử dụng mạng xã hội sao cho đúng cách, hợp lý và mang lại lợi ích cho việc học của trẻ. Khi trẻ lớn lên chút nữa thì phải giám sát chứ không chỉ hướng dẫn đơn thuần, thậm chí phải khóa các kênh có nội dung truyền bá độc hại như bạo lực, dâm ô…; Các bậc cha mẹ phải luôn luôn làm bạn của trẻ, lắng nghe trẻ nói, chuyện trò với trẻ và định hướng trẻ đi đúng hướng, tránh sa ngã vào cạm bẫy của các đối tượng xấu.

Môn Tin học có dạy về an toàn thông tin

Theo ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để góp phần bảo vệ trẻ em trên không gian mạng thì tất cả chính sách của Chính phủ liên quan đến truy cập không gian mạng của trẻ em đều phải cân đối giữa 2 góc độ tác động. Một là phát huy lợi thế do Internet mang lại nhưng cũng phải ngăn chặn những thông tin xấu độc. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước phải đứng ra chỉ đạo, điều phối triển khai đồng bộ các giải pháp như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm, phổ biến kiến thức kỹ năng cơ bản về ATTT đến toàn xã hội, đặc biệt là cha mẹ và trẻ em. Cơ quan ATTT chủ trì, các cấp các ngành triển khai sâu trong phạm vi quản lý của mình, ngành giáo dục sẽ đưa vào nhà trường trong các chương trình chính khóa và ngoại khóa.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, trong đó phải đẩy mạnh quy rõ các trách nhiệm, bổ sung chế tài, thu hút nguồn lực khi triển khai tất cả các hoạt động trong vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Triển khai giải pháp kỹ thuật lọc bỏ các thông tin xấu độc, định hướng đến kho dữ liệu sạch, phát triển công nghệ hỗ trợ, tạo kênh giao tiếp như kênh 111 mở rộng để tiếp cận thông tin.

Môi trường mạng là không có biên giới vì vậy hợp tác quốc tế vô cùng quan trọng. Chúng ta vừa có thể học tập kinh nghiệm, vừa có thể huy động các nguồn lực nước ngoài để có thể huy động thêm về việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Cũng theo ông Tô Hồng Nam, trước năm 2021, ngành giáo dục đã rất quan tâm và chuẩn bị rất cẩn thận trong vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, cụ thể:
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã đưa tin học là môn học bắt buộc từ lớp 3 trong đó có cấu phần về ATTT, để ngay từ sớm đã cung cấp cho các em các nhận thức, kiến thức, kỹ năng để bảo vệ chính mình trên môi trường mạng.

Các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể đều được tích hợp các nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng an toàn trên môi trường mạng. Trong đó có cả phối hợp với các tập đoàn lớn như Microsoft, Intel...

Bộ GD&ĐT đã phê duyệt và triển khai Đề án “Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh, sinh viên trên môi trường mạng đến 2025”; ban hành Thông tư 06/2019 ngày 12/4/2019 quy định quy tắc ứng dụng trong cơ sở giáo dục, trong đó có nội dung về ứng xử trên mạng.

Để triển khai Chương trình 830 do Thủ tướng chính phủ ban hành tháng 6/2021, Bộ đã ban hành kế hoạch 2972, trong đó cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, kèm theo phân công trách nhiệm đến từng đơn vị thuộc Bộ, các địa phương cùng chung tay tạo sức mạnh cộng hưởng.

Hoàng Thanh

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Đang cập nhật dữ liệu !