Biển Đông: Tàu chiến Mỹ - Trung sẽ còn nhiều lần “chạm trán”?

Vụ tàu tuần duyên Mỹ USS Cowpens và tàu chiến Trung Quốc suýt đâm nhau trên Biển Đông vừa qua khiến dư luận “thót tim”. Tuy nhiên, có vẻ trong tương lai những vụ việc tương tự sẽ tiếp tục xảy ra xuất phát từ việc Mỹ - Trung có cách diễn giải khác nhau về luật biển.

Ngoài các cuộc tranh chấp chủ quyền căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, hiện phần lớn những căng thẳng hải quân liên quan đến Trung Quốc xoay quanh một câu hỏi: Liệu các tàu quân sự có quyền giám sát hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác ở vùng biển trong phạm vi 200 hải lý của quốc gia khác không?

Hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, cho rằng có thể. Trong khi đó, khoảng 25 quốc gia, chủ yếu ở châu Á trong đó có Trung Quốc, nói rằng điều đó ở một góc độ nào đó là không thể.

Vụ việc hôm 5/12 giữa tàu tuần duyên có tên lửa hành trình USS Cowpens của Mỹ và một tàu đổ bộ Trung Quốc là một ví dụ về hậu quả của sự khác biệt trong quan điểm giữa hai “phe”. Đây chỉ là một trong nhiều vụ việc tương tự xảy ra kể từ khi các tàu Trung Quốc bao vây tàu trinh sát USNS Impeccable vào năm 2009.

Biển Đông: Tàu chiến Mỹ - Trung sẽ còn nhiều lần “chạm trán”? - ảnh 1
Tàu tuần duyên USS Cowpens của Mỹ

Hôm 26/11, lần đầu tiên tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, rời cảng và tiến ra Biển Đông cùng với các tàu hộ tống tạo thành một hạm đội giống kiểu đội tàu sân bay của Mỹ.

Các quan chức Lầu Năm Góc từ chối bình luận về câu hỏi liệu lúc xảy ra vụ việc, tàu Cowpen đang giám sát hoạt động của nhóm tàu Liêu Ninh không.

Điều đó cũng cho thấy Hải quân Mỹ không giấu giếm sự quan tâm của lực lượng này đối với tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc và ý đồ của Bắc Kinh trong việc sử dụng con tàu này. Với vệ tinh, công nghệ dưới nước, thiết bị phát hiện tàu ngầm và các công nghệ khác, nếu muốn, Hải quân Mỹ hoàn toàn có thể thu thập rất nhiều thông tin về tàu các quốc gia khác từ một khoảng cách an toàn.

Theo thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ), hôm 5/12, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo tại Philippines, tàu Cowpens đang có mặt ở vùng biển quốc tế thì “rơi vào tình thế đối đầu với một tàu khác và buộc phải chuyển hướng để tránh bị đâm”.

Cũng theo thông báo này, con tàu Trung Quốc đã yêu cầu tàu Cowpens dừng lại và chặn đầu con tàu này, buộc tàu Cowpens phải dừng lại.

Trong khi đó, phía Trung Quốc thông báo rằng tàu Cowpens đang hoạt động trong vùng biển của Trung Quốc và đã tiến vào “vùng quốc phòng nội bộ” rộng  30 hải lý mà đội tàu nước này chịu trách nhiệm bảo vệ.

Truyền thông hai nước đều dẫn lời các quan chức quốc phòng giấu tên buộc tội nước kia có hành động quấy rối.

Tuyên bố của cả hai bên đều không sai với cách nhìn nhận riêng về về chức năng của vùng đặc quyền kinh tế ngay cả trong trường hợp cách Trung Quốc diễn giải luật quốc tế về vùng đặc quyền kinh tế không nhận được sự ủng hộ của các nước khác.







Vấn đề Vùng đặc quyền kinh tế đã được đưa vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc là một trong số các quốc gia kí kết. Mỹ chưa kí công ước này nhưng tuần thủ hầu hết các nguyên tắc của UNCLOS.

Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ diện tích Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này, một tuyên bố bị gần như toàn bộ các quốc gia quanh Biển Đông phản đối.

Bắc Kinh cũng đòi quyền điều khiển tàu nước ngoài ở Biển Đông và không cho phép các tàu này thực hiện các nhiệm vụ giám sát. Những qui định này của Trung Quốc đối lập với cách nhìn nhận của Mỹ về Vùng đặc quyền kinh tế. Hiện vùng đặc quyền kinh tế chiếm khoảng 1/ 3 diện tích biển trên toàn Trái Đất.

Hải quân Mỹ coi việc đảm bảo tự do đi lại ở Vùng đặc quyền kinh tế - và bất kỳ hải phận quốc tế nào khác – là nhiệm vụ toàn cầu then chốt của lực lượng này.

Theo các nhà phân tích, trong bối cảnh Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa quân đội, việc Mỹ - Trung mâu thuẫn về cách diễn giải về Vùng đặc quyền kinh tế sẽ dẫn tới nhiều vấn đề khác tương tự như vụ việc tàu Cowpens hôm 5/12.

“Tôi nghĩ chúng ta có thể dự đoán sẽ có thêm nhiều vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai”, nhà nghiên cứu Ian Storey tại viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.

Theo ông Storey, Mỹ và Trung Quốc có thể giảm nguy cơ để kiểm soát tình hình trong trường hợp một vụ đối đầu tương tự xảy ra thông qua một văn bản giống như “Thỏa thuận về các biến cố trên biển” mà Mỹ và Liên Xô kí vào năm 1972. Thỏa thuận này được kí kết với mục đích xây dựng các qui tắc ứng xử để tránh các vụ tai nạn hoặc đối đầu.

Tuy nhiên, ông Storey nhấn mạnh rằng cả Mỹ và Liên Xô đều nhất tri sẽ hoạt động tại các vùng biển quốc tế để giám sát lẫn nhau và do đó hai bên có thể dễ dàng xây dựng các qui tắc về giám sát trên biển.

Gần đây, có vẻ Trung Quốc cũng đã sẵn lòng thay đổi cách nhìn nhận của nước này về Vùng đặc quyền kinh tế.

Hồi tháng Sáu, tại một sự kiện với sự tham gia của các quan chức quốc phòng thế giới, một quan chức Trung Quốc thông báo với Đô đốc Samuel Locklear, lãnh đạo Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ rằng Hải quân Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ quanh đảo Guam và Hawaii ở Thái Bình Dương, xác nhận thông tin ban đầu trong một báo cáo gửi Quốc hội Mỹ.

“Chúng tôi khuyến khích họ làm điều đó”, Đô đốc Locklear khẳng định với các phóng viên có mặt tại sự kiện quốc phòng nói trên.

Theo Paul Haenle, một quan chức quân đội Mỹ nghỉ hưu hiện đang là giám đốc Trung tâm Carnegie – Thanh Hoa ở Bắc Kinh, với quan điểm mới, giới lãnh đạo Trung Quốc cho rằng các hành động hiếu chiến của nước này ở vùng đặc quyền kinh tế sẽ gây hại cho hình ảnh của Trung Quốc.

“Vụ tàu Cowpens dường như đi ngược lại những tiến bộ đó. Vụ việc làm gia tăng căng thẳng và những lo ngại hiện hữu trong khu vực này từ trước, đặc biệt sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng phòng không, và khiến dư luận đặt câu hỏi về ý đồ của Trung Quốc đối với khu vực”, ông Haenle nhận xét.

Biển Đông: Tàu chiến Mỹ - Trung sẽ còn nhiều lần “chạm trán”? - ảnh 2
Vừa qua, Trung Quốc lần đầu tiên điều tàu sân bay Liêu Ninh ra Biển Đông.

Rất may, những cái đầu lạnh đã thắng thế trong vụ Cowpens. Truyền trưởng tàu sân bay Liêu Ninh, người đã từng tới thăm Lầu Năm Góc hồi tháng Chín, và chỉ huy tàu Cowpens đã nói chuyện qua điện đàm và làm “giảm nhiệt” vụ việc.

Hôm 16/12, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren khẳng định rằng cách hai bên xử lý vụ việc cho thấy mối quan hệ giữa quân đội hai nước đã tốt đẹp hơn.

Hôm 18/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông báo chính thức về vụ tàu Cowpens. Nội dung thông báo cũng có vẻ rất giống nhận định của ông Warren.

“Mối quan hệ giữa quân đội Mỹ và quân đội Trung Quốc có triển vọng phát triển tốt và cả hai bên đều sẵn lòng thúc đẩy giao lưu, hợp tác chặt chẽ và cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định khu vực”, thông báo của Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc vẫn có kế hoạch tham gia cuộc tập trận chung 23 quốc gia có tên RIMPAC diễn ra ở Hawaii. Đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới do Mỹ tổ chức.

Ông Haenle cho rằng trong năm qua, quân đội Trung Quốc và Mỹ đã có “những tiến bộ đáng khen ngợi” tuy nhiên vụ tàu Cowpens nhắc nhở hai bên về những tồn tại trong mối quan hệ đó.

“Mối quan hệ quân sự vẫn là mắt xích yếu nhất trong mối quan hệ tổng thế Mỹ - Trung do thiếu sự liên lạc thường xuyên giữa hai bên và thiếu tin tưởng lẫn nhau”, ông nói.

Ông Haenle đề xuất rằng Trung Quốc có thể làm giảm căng thẳng trong khu vực bằng cách kí kết một bộ qui tắc ứng xử trên biển (COC) có tính chất ràng buộc, một văn bản mà Mỹ ủng hộ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã thúc đẩy từ những năm 1990.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng lo ngại về cái mà nước này gọi là “vòng vây” của các đồng minh Mỹ. Trong các chuyến thăm vừa qua tới Việt Nam và Philippines, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cam kết viện trợ hàng triệu USD, bao gồm 18 triệu USD cho lực lượng canh gác bờ biển Việt Nam.

Ông Haenle nhận định rằng có thể Bắc Kinh sẽ nhượng bộ một chút.

“Nếu không, Trung Quốc sẽ tự tạo ra vòng vây đối với nước này vì các nước láng giềng sẽ tiếp tục tìm cách tăng cường sức mạnh để làm đối trọng với Trung Quốc”, ông Haenle nói.

Lê Dung

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !