Biển Đông: Mối quan hệ Việt – Nga nhìn từ quân cảng Cam Ranh

Tạp chí “Eurasia Review” (Nghiên cứu Á - Âu) vừa có bài phân tích của chuyên gia Sadhavi Chauhan về mối quan hệ ngoại giao – quốc phòng giữa Việt Nam và Nga cũng như những “tính toán” của Nga đối với vấn đề quân cảng Cam Ranh và Biển Đông trong tương lai.

Trung Quốc đang hung hăng gây chiến trên khắp châu Á 
Không ồn ào như chính sách “Trục châu Á” của Mỹ nhưng giới quan sát quốc tế ngày càng tỏ ra quan tâm một cách đặc biệt đến chính sách “trục” của Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Những động thái quan trọng vừa diễn ra hồi tháng 7 vừa qua đã làm nổi rõ “tốc độ can dự vào châu Á” của Nga. Cuộc tập trận bất ngờ ở vùng Viễn Đông với Trung Quốc mang tên “Joint Sea 2013” được mô tả là cuộc tập trận hải quân lớn nhất của Nga với Trung Quốc từ trước đến nay.

Nhưng các nhà bình luận quốc tế lại cho rằng, chính những hoạt động thể hiện sự hợp tác Nga – Việt mới phản ánh rõ nét nhất xu hướng gia tăng chính sách hướng Nam của Moscow.

Biển Đông: Mối quan hệ Việt – Nga nhìn từ quân cảng Cam Ranh - ảnh 1
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tới Hà Nội trong tháng 4/2013 đã chứng minh tầm quan trọng của hợp tác hàng hải Nga – Việt. Hai bên đã chính thức nhất trí để Nga hỗ trợ cải tạo cảng Cam Ranh nằm ở khu vực miền trung Việt Nam. Mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã cố gắng làm nhẹ bớt tầm quan trọng của sự kiện này nhưng rõ ràng, tầm trọng về mặt chiến lược và quân sự của Cam Ranh đối với Nga là không thể bỏ qua.

Nằm gần các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực Biển Đông và gần khu vực giàu dầu mỏ quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược lớn. Trong lịch sử, tầm chiến lược của của cảng này có thể được đánh giá qua thực tế một số nước bao gồm Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Liên Xô … trước đây đã có căn cứ ở đây. Mối quan tâm trở lại của Nga đối với Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược này là một yếu tố quan trọng trong một loạt sự kiện củng cố mối quan hệ hàng hải với Việt Nam.

Chứng minh tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Nga, cựu Tư lệnh Hải quân Nga – Đô đốc Viktor Kravchenkoonce nói: “Nếu Nga vẫn coi mình là một cường quốc hàng hải, việc phục hồi các căn cứ như cảng Cam Ranh là không thể tránh khỏi”. Cùng với một thỏa thuận cho việc sử dụng nhân viên và hỗ trợ tàu thuyền Nga để nâng cấp các cơ sở hải quân tại cảng Cam Ranh, các nhà lãnh đạo 2 nước còn quyết định thành lập một cơ sở sửa chữa thương mại tại cảng.

Theo tuyên bố chính thức, công ty Tân Cảng thuộc quân chủng Hải quân Việt Nam sẽ chủ trì và tham gia liên doanh với Tập đoàn dầu khí Việt Nam (VietsoPetro). Sự phát triển quan hệ có ý nghĩa này còn thể hiện qua việc Nga tìm kiếm một thỏa thuận cung cấp cho Việt Nam 6 tầu ngầm diesel lớp Kilo hồi năm ngoái – đánh dấu một bước ngoặt trong hợp tác hải quân giữa Nga và Việt Nam. Thỏa thuận này có trị giá 3,2 tỷ USD, là thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử xuất khẩu quốc phòng của Nga.

Biển Đông và ý nghĩa chiến lược của quân cảng Cam Ranh

Có thể hiểu vì sao Việt Nam hướng tới quan hệ quân sự và thiên về hướng tăng cường hợp tác với hải quân Nga. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã từng nói: “Chúng tôi sẽ mua nhiều vũ khí, chủ yếu từ Nga. Về khía cạnh chính trị, Nga cũng là một đối tác tin cậy. Về công nghệ, vũ khí của Nga khá hiện đại và chúng tôi đã quen sử dụng. Nga vẫn là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới. Hơn nữa, vũ khí của Nga có giá rẻ hơn so với các nước phương Tây”.

Biển Đông: Mối quan hệ Việt – Nga nhìn từ quân cảng Cam Ranh - ảnh 2
Hai chiến hạm hiện đại của Hải Quân Việt Nam mua từ Nga đang luyện tập trong khu vực cảng Cam Ranh.

Tất nhiên, Bắc Kinh sẽ không cảm thấy thoải mái trước sự “thân thiết” giữa Nga và Việt Nam. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weimin đã bóng gió: “Trung Quốc hy vọng các công ty từ các quốc gia bên ngoài khu vực Biển Đông sẽ tôn trọng và ủng hộ nỗ lực đàm phán của các bên có liên quan trực tiếp và tránh những hành động can thiệp vào những nỗ lực này”.

Về phần mình, Nga đã rất cẩn trọng để không thù địch với Trung Quốc, nước đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Nga trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy vậy, Việt Nam cũng đang nổi lên như là một đối tác kinh tế lớn. Trong năm 2012, Nga đứng thứ 18  trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD trong 93 dự án.

Các quan chức ở Moscow đã giải thích sự hợp tác trên biển với Việt Nam là dựa trên cơ sở ủng hộ các nguyên tắc tự do hàng hải, chiểu theo điều 87 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong chuyến thăm Việt Nam đã khẳng định: “Mục tiêu của Nga cũng như các cường quốc khác là quan tâm đến tự do hàng hải, Nga phản đối bất kỳ thái độ thách thức nào đối với quyền tự do này”.

Mặc dù những giải thích và tuyên bố chính thức này xác định quan điểm rằng Nga sẽ đứng ngoài các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông nhưng bản chất của sự tham gia – đặc biệt là hợp tác hàng hải với Việt Nam – lại thấy một ý khác. Sự xoay trục của Nga hướng tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau một thập kỷ rưỡi phục hồi là nhằm củng cố lại chính mình. Đã tới lúc Nga cần chuyển sang giai đoạn chiến lược tại khu vực này, tìm kiếm các đồng minh mới trong một khu vực mà những thách thức địa chính trị đang gia tăng.

Lương Minh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !