Biển Đông mang lại những lợi ích gì cho các quốc gia?

Thực tế lịch sử cho thấy những đột phá phát triển mang tầm thời đại hầu như đều bắt nguồn từ những quốc gia trên biển và mỗi thời đại phát triển lớn trên thế giới đều gắn kết với đại dương và được định nghĩa bằng khái niệm biển và đại dương.

Có thể thấy Biển Đông là một trong 57 biển trên thế giới, nửa kín và là một trong 4 biển có diện tích lớn nhất trên thế giới với 90% chu vi được bao bọc bởi đất liền và có diện tích khoảng 3,5 triệu kilomet vuông.

Chiều dài biển Đông trên 3.000 km, chiều rộng tới 1.000km, lớn gấp 1,5 lần Địa Trung Hải và 8 lần Hắc Hải. Độ sâu bình quân của biển Đông là 1.149m và khối lượng nước khoảng 3,928.10 km khối.

Diện tích thềm lục địa ở biển Đông thuộc loại rộng nhất thế giới với độ sâu bình quân gần 100 mét và có hai vịnh lớn là vịn Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, trải rộng từ 3 độ đến 26 độ vĩ Bắc và từ 100 độ ddeend 121 độ kinh Đông.

Biển Đông là tên gọi của người Việt Nam, Trung Quốc gọi là Nam Hải, người Philipin gọi là biển Tây Philipin. Tiếp giáp với biển Đông có 9 quốc gia là Trung Quốc, Philipin, Brunei, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Indonexia Singapo) và một vùng lãnh thổ Đài Loan với khoảng 300 triệu dân có sinh kế hàng ngày phụ thuộc vào nguồn lợi từ biển Đông.

Biển Đông mang lại nhiều giá trị kinh tế cho các quốc gia (ảnh minh họa)

Biển Đông được ví là “ngã ba đường” quốc tế do đóng vai trò “cầu nối” hai đại dương thông qua tuyến hàng hải quốc tế “huyết mạch” Thái Bình Duowncg - Ấn Độ Dương với khoảng 300 tàu cỡ 5000 tấn, trong đó có 200 tài chở dầu khí đi qua hàng ngày.

Gần 2/3 lương vận tải thương mại trên thế giới với tổng giá trị chừng 5,3 nghìn USD thực hiện bằng đường biển phải đi qua biển Đông. Nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á và Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào các tuyến hàng hải cắt qua khu vực biển Đông.

Hoa Kỳ mặc dù nằm rất xa biển Đông nhưng vẫn coi vùng này là đường thông thương chiến lược chính của mình và luôn nhắc đến quyền tự do hàng hải qua biển Đông theo Công ước Luật biển 1982. Cho nên, biển Đông là khu vực biển đặc biệt quan trọng đối với tất cả các nước trong và ngoài khu vực về địa chiến lược, an ninh hàng hải và kinh tế.

Theo các chiến lược gia, trong trường hợp khu vưc biển Đông xảy ra xung đột kéo dài, gây ách tắc hoặc tàu thuyền không đi qua được và phải đi vòng qua Indonexia và Thái Bình Dương thì không những gây tốn kém về thời gian, nhiên liệu, tiền của mà còn tạo ra “cơn sốt” cho thị trường chứng khoán, xáo trộn sản xuất và tiêu dùng. Cuối cùng sẽ đẩy một số nền kinh tế đi vào suy thoái trước hết là Nhật Bản và các đồng minh kinh tế Nhật Bản.

Không được can dự vào biển Đông, Mỹ sẽ mất vai trò chiến lược trên toàn khu vực Đông Á và không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây Mỹ quyết tâm chuyển hướng chiến lược: Xoay trục trở lại Đông Á, xây dựng trục an ninh Đông Á và tăng cường liên minh với Australia, Nhật Bản, Ấn Độ.

Chính vì thế, đã từ lâu vùng biển này là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước quanh biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới. Nói cách khác, lợi ích ở biển Đông không chỉ là của các quốc gia ven biển này mà còn là lợi ích của các quốc gia ngoài khu vực liên quan đến quyền tự do hàng hải qua biển Đông. Trong bối cảnh như vậy, đa phương hóa quan hệ ngoại giao và đa dạng hóa lợi ích trên các vùng biển của Tổ quốc là những định hướng quan trọng để bảo vệ chủ quyền và lợi ích biển của Việt Nam trên biển Đông theo cách tiếp cận hòa bình.

Là một biển rìa lục địa nhưng biển Đông lại mang những nét đặc trưng của đại dương với sự tồn tại của một bồn trũng nước sâu “kiểu đại dương” có diện tích chiếm khoảng trên 50% diện tích toàn bộ đáy biển Đông với độ sâu trung bình khoảng 2.200,.

Bồn trũng nước sâu này là một “kho báu” trong biển Đông mà đến nay còn chưa được khám phá hết. Có lẽ, không phải ngẫu nhiên Trung Quốc “xí” kho báu này bằng cách khoanh một “đường chín đoạn” khuôn theo hình thái của bồn trũng nước sâu.

Hoàng Thanh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !