Biển Đông: Giữ đảo chìm Đá Tây bằng thế trận quân dân

Trước sóng gió, đảo Đá Tây vẫn luôn vươn mình làm hậu phương vững chắc cho ngư dân Việt Nam bám biển. Tình gắn kết quân dân tạo nên thế trận ngăn bước quân thù.
Biển Đông: Giữ đảo chìm Đá Tây bằng thế trận quân dân - ảnh 1
Đảo Đá Tây nhìn từ bãi cát (Ảnh: Thể thao Văn hóa)

Tháng 7/1988, Phòng bảo đảm hàng hải Quân chủng Hải quân đã thả 2 phao đánh dấu luồng vào ở phía Đông và thả 3 phao buộc tàu ở phía trong lòng hồ đảo Đá Tây. Đây là bước khởi đầu cho việc kết hợp giữ đảo và xây dựng công trình kinh tế, khoa học biển trên đảo.

Ngày nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng một cụm dịch vụ kinh tế khoa học với diện tích khoảng 3.000m2, ở phía đông của Đảo, là nơi cung cấp nước ngọt miễn phí, dầu diezen, thực phẩm, thu mua hải sản cho ngư dân của ta, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển dài ngày, giảm chi phí, tăng thu nhập cho từng chuyến ra khơi. Trong năm 2012, khu dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây cung cấp miễn phí 1.070m³ nước ngọt và bán 407.473 m³ dầu diezen và 20 tấn lương thực thực phẩm cho các tàu của ta. 

Phía Tây của đảo, Công ty bảo đảm hàng hải Việt Nam đã xây dựng một ngọn hải đăng. Công trình này góp phần đảm bảo an ninh hàng hải, giúp tàu thuyền qua lại có thể tránh đâm va với các bãi đá ngầm. Từ đó hình ảnh người chiến sỹ hải quân và ngọn hải đăng Đá Tây hoà quyện vào nhau ngày đêm vững tay súng bảo vệ bình yên cho tàu thuyền Việt Nam và bạn bè thế giới, bảo vệ bình yên biển trời Tổ quốc Việt Nam. Đó cũng là biểu tượng rất đẹp của tình quân dân trên đảo Đá Tây, một đảo chìm nơi tiền tiêu của Tổ quốc.

Đảo Đá Tây nằm ở 8051’ 52”  vĩ độ Bắc, 1120 15’ 22” độ kinh Đông, cách đảo Trường Sa Đông 11 hải lý về phía Đông Bắc.  Đảo Đá Tây có hình quả trám, nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, chiều dài của bãi Đá Tây khoảng 9,1km, chiều rộng khoảng 5,6km. Giữa đảo có hồ hình vành khuyên, chiều dài hồ Đá Tây khoảng 6km, chiều rộng khoảng 3,5km, độ sâu của hồ từ 18–35m, do vậy hồ rất thuận tiện cho các tàu, thuyền của ngư dân vào tránh dông, bão.

Thềm san hô của bãi Đá Tây có thể phân thành 4 bãi riêng biệt, giới hạn ngăn cách giữa các bãi là luồng vào hồ, độ cao trung bình các cụm bãi từ 0,2 - 0,3m. Riêng bãi san hô phía đông có 1 bãi cát nổi lên, chỗ cao nhất khoảng 0,7m. Tại bãi cát này, công binh hải quân đã xây dựng một nhà cao chân.

Đá Tây là một trong 5 đảo chìm 3 điểm nằm ở phía Nam của huyện đảo Trường Sa. Nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt được khai thác chủ yếu từ nước mưa. Những năm gần đây do được trang bị hệ thống bể chứa nên đảo đã chủ động bảo đảm được 100% nhu cầu nước sinh hoạt.

Để tổ chức tăng gia trồng rau xanh, cán bộ, chiến sỹ đảo Đá Tây phải vận chuyển từ đất liền ra từng bao đất nhỏ. Mặc dù nguồn nước ngọt khan hiếm, song nhờ các biện pháp sử dụng nước ngọt tiết kiệm khoa học và phù hợp trong sinh hoạt cán bộ chiến sỹ đảo Đá Tây đã thực hiện tốt công tác trồng rau xanh và chăn nuôi. Tổng sản lượng tăng gia năm 2012 lên đến hàng ngàn kilogam rau xanh và thịt cá các loại.

Biển Đông: Giữ đảo chìm Đá Tây bằng thế trận quân dân - ảnh 2
Đảo Đá Tây trước trập trùng sóng nước (Ảnh: Lao Động)

Hiện nay đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, chiến sỹ đảo Đá Tây từng bước được cải thiện. Các điểm đảo được trang bị tivi, hệ thống karaoke kỹ thuật số hiện đại. Trạm thu phát tín hiệu vệ tinh của đài Truyền hình Việt Nam đã giúp cho cán bộ, chiến sỹ trên đảo cập nhật kịp thời những thông tin trong nước và thế giới.

Trên các điểm đảo có tủ sách, báo với gần 1000 đầu sách và trên 20 đầu báo các loại, 1 tủ sách pháp luật... qua đó nâng cao nhận thức, niềm tin, trách nhiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Những năm qua cán bộ, chiến sỹ đảo Đá Tây luôn hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng, làm chủ vùng biển, đảo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. 7 lần đảo được Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” cùng nhiều danh hiệu cao quý khác.

Đá Tây cũng là nơi gắn kết tình quân dân tạo nên thế trận vững vàng gìn giữ quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc.

* Bài viết sử dụng tư liệu Lữ đoàn 146, Hải quân Vùng 4.
Hồng Chuyên- Lại Hà (ghi)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !