Biển Đông: Các học giả truy vấn “đường lưỡi bò”

Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ năm về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức đã bước sang ngày thứ 2. Các học giả tiếp tục truy vấn "đường lưỡi bò".
Biển Đông: Các học giả truy vấn “đường lưỡi bò” - ảnh 1
Đại sứ , TS. Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện ngoại giao phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: TTXVN)

Hôm nay, hội thảo sẽ tiếp tục thảo luận các chủ đề: “Những diễn biến pháp lý gần đây và Biển Đông”, “Kinh nghiệm quốc tế và khu vực trong giải quyết tranh chấp biển”, “Đánh giá Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và việc thực thi DOC”, “Quản ý căng thẳng và tương lai của Biển Đông” và “Khuyến nghị chính sách và thảo luận tự do”.

Trước đó, trong ngày 11/11 đã diễn ra 4 phiên thảo luận với 19 tham luận về các chủ đề: “Những diễn biến gần đây trên Biển Đông”, “ASEAN và Biển Đông”, Quan hệ giữa các nước lớn và Biển Đông”, và “Luật quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 và Biển Đông”.

Thảo luận về vai trò của Công ước luật biển Liên Hợp quốc trong tranh chấp Biển Đông, các học giả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế nói chung và Công ước nói riêng. Học giả Clive Symmons (Anh Quốc) nhấn mạnh học thuyết quyền lịch sử không có cơ sở trong luật quốc tế hiện đại. "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc không thể dựa trên học thuyết quyền lịch sử và cho rằng Trung Quốc cần phải làm rõ cơ sở pháp lý của đường lưỡi bò. Học giả Robert Beckman (Singapore) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm rõ các vùng biển tranh chấp tại Biển Đông. Vùng tranh chấp chỉ được xác định phù hợp với các quy định của Công ước Luật biển 1982 về xác định đường cơ sở và các vùng biển phải tạo ra từ lãnh thổ đất liền cũng như các đảo.

Đặc biệt, học giả Nguyễn Đăng Thắng (Việt Nam) cũng nhấn mạnh cơ sở luật pháp quốc tế là yếu tố cần thiết để phát triển mô hình khai thác chung tại Biển Đông, trong đó, Trung Quốc cần làm rõ đề xuất khai thác chung cũng như yêu sách đường lưỡi bò. Các bên trong tranh chấp tại Biển Đông nên nhờ một cơ quan thứ ba khách quan giúp giải thích quy chế pháp lý của đảo theo Công ước Luật biển áp dụng vào các đảo tại Biển Đông. Tuy nhiên các học giả cho rằng quy định của luật pháp quốc tế điều chỉnh hành vi của các bên trong vùng biển tranh chấp vẫn chưa chưa đầy đủ, vì vậy, việc xây dựng một bộ luật ứng xử tại Biển Đông là một yêu cầu cấp thiết để quản lý tranh chấp và phòng ngừa xung đột. Ngoài ra, học giả Donald Rothwell (Ô-xtrây-li-a) cho rằng việc ban hành văn bản pháp luật và thực thi quyền tài phán đang trở nên xu hướng chủ đạo để các bên thực thi yêu sách ở Biển Đông.

Mặt khác, về các diễn biến gần đây, nhiều học giả đánh giá Biển Đông vẫn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, mặc dù trong năm 2013 tình hình đã có phần được cải thiện. Học giả Dong Manyan (Trung Quốc) cho rằng trong năm 2013 Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực ổn định quan hệ với các nước láng giềng, đã đạt thỏa thuận với Ấn Độ kiểm soát tốt hơn đường biên giới, đạt bước tiến tích cực trong hợp tác trên biển với Việt Nam, làm ấm quan hệ với ASEAN và đã xây dựng Khuôn khổ đối tác nước lớn kiểu mới với Mỹ. Học giả Dong Manyan tin rằng các tranh chấp biên giới lãnh thổ trong khu vực sẽ dịu đi trong thời gian tới.

Học giả Carl Thayer (Ô-xtrây-li-a) cho rằng ASEAN đã có động thái tích cực khi củng cố được đoàn kết nội khối và khởi động tham vấn với Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông. Indonesia, Brunei và Thái lan đã có vai trò quan trọng giúp ASEAN lấy lại được đoàn kết và uy tín trong vấn đề Biển Đông. Học giả Ralf Emmers cho rằng cạnh tranh Trung – Mỹ ở Biển Đông sẽ tiếp tục trong những năm tới. Trong bối cảnh đó, ASEAN cần duy trì đoàn kết, nếu không sẽ mất vai trò ngay chính tại các diễn đàn mà ASEAN lâu nay vẫn chủ đạo.

Nhà báo kỳ cựu Kavi Chongkitttavorn (Thái Lan) cho rằng Thái Lan đã và sẽ tiếp tục cố gắng phát huy vai trò của một nước sáng lập ASEAN và có quan hệ tốt với Trung Quốc để vừa duy trì tiếng nói chung của ASEAN, vừa làm cầu nối ASEAN với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Theo ông, Thái Lan sẽ đóng vai trò tích cực thúc đẩy ASEAN nghiêm túc xem xét đề xuất của Trung Quốc về việc ký kết một Hiệp ước thân thiện với ASEAN.

Hồng Chuyên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !