Bí quyết 20 năm sống khỏe của bệnh nhân mắc virus viêm gan B
Viêm gan B là bệnh lý mạn tính cần được theo dõi và điều trị suốt đời, vì vậy có không ít người mang tâm lý lo lắng, hoang mang.
Nhưng tại BVĐK Medlatec, có những bệnh nhân trong 20 năm kể từ khi biết mắc bệnh lý này vẫn sống khỏe mạnh và không có bất kỳ ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động.
Vô tình đi khám phát hiện mắc bệnh viêm gan B
Chú T.V.N (SN 1957, ở Hà Nội) có 20 năm sống chung với bệnh lý viêm gan B, nhưng đến nay chú an tâm kiểm soát được sức khỏe. Hiện men gan không tăng và virus dưới ngưỡng phát hiện, nhưng chú vẫn tuân thủ theo lịch kiểm tra định kỳ tại BVĐK Medlatec.
Nhớ lại ngày biết mình mang virus viêm gan B, chú N. chia sẻ: “Tôi phát hiện bị viêm gan B đến nay đã 20 năm nay tròn, hồi đó chỉ tình cờ đến BVĐK Bạch Mai kiểm tra bệnh khác, thì lại phát hiện ra virus viêm gan B tăng cao phải điều trị, lúc đó được PGS Ngọc điều trị cho đến khi bác sĩ nghỉ hưu.
PGS.TS Trịnh Thị Ngọc - Thầy thuốc “mát tay” chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp mắc các bệnh lý gan mật đến khám chữa bệnh tại Medlatec. |
Sau khi BS Ngọc nghỉ hưu và chuyển về khám tại BVĐK Medlatec thì tôi vẫn tiếp tục theo bác sĩ với lịch kiểm tra định kỳ”.
Nói về tình trạng người dân đến kiểm tra bệnh lý gan mật, PGS.TS Trịnh Thị Ngọc - Nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, chuyên gia Gan mật, BVĐK Medlatec cho biết: “Chúng tôi thường gặp 3 nhóm bệnh nhân đến khám phổ biến gồm: Bệnh nhân bị bệnh rồi đến khám/tái khám định kỳ, hoặc bệnh nhân đến kiểm tra xem có bị sao không và một số trường hợp đến khám do có triệu chứng".
Với chia sẻ của PGS Ngọc thì chú N. nằm trong số trường hợp chủ động đi khám và vô tình phát hiện ra các bệnh lý gan mật. Những trường hợp này thường không có dấu hiệu, triệu chứng bất thường nào.
Viêm gan B là bệnh lý hay gặp nhất trong các bệnh gan mật, theo thời gian nếu không kiểm soát được tải lượng virus viêm gan B, thì đây sẽ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, nguy hiểm nhất là bệnh ung thư gan.
Ngoài ra, còn có các bệnh lý gan mật khác như viêm gan C, viêm gan do chuyển hóa, do rượu bia, béo phì, gan nhiễm mỡ, nhiễm trùng ở đường gan mật, viêm gan tự miễn. Vì vậy, người dân nên cảnh giác đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Cần làm gì để bệnh nhân 20 năm phát hiện mắc viêm gan virus B vẫn sống khỏe?
Vui vẻ, khỏe mạnh, lạc quan và lối sống tích cực là những cảm nhận của người đối diện khi trao đổi và trò chuyện cùng chú N. Nhưng cũng như bao bệnh nhân khác, khi mới biết bệnh, chú cũng trải qua biết bao lo lắng và căng thẳng, để giờ đây chú an tâm điều trị thành công với chia sẻ: “Bản thân tôi, ban đầu tìm hiểu thấy bệnh rất nguy hiểm và thực tế đi khám tôi gặp những bệnh nhân vàng da, vàng mắt, xơ gan nên tôi càng lo lắng hơn”.
Đến nay, dù ở tuổi 65, chú N. vẫn thấy cơ thể khỏe mạnh bình thường và không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt, lao động.
“Trước đây lượng virus trong máu của tôi rất nhiều, sau 5 năm điều trị lượng virus đã ở dưới ngưỡng phát hiện, kết quả men gan bao năm nay trở về bình thường”- chú N vui vẻ cho biết.
Không uống rượu bia, tuân thủ kiểm tra định kỳ giúp người dân an tâm sống khỏe ngay cả khi có tiền sử mắc bệnh lý gan mật. |
Kiên trì, bền bỉ điều trị, chú N. khỏi bệnh với những chỉ số xét nghiệm “đẹp như mơ” với bí quyết mà ai cũng nên “bỏ túi”, cụ thể:
Yếu tố tiên quyết là người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối lịch khám, kế hoạch điều trị của bác sĩ.
Thứ hai, thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học, để bảo đảm tốt cho gan nên cần kiêng khem nạp vào cơ thể những đồ ăn, thức uống mà bác sĩ đã dặn lưu ý như không uống bia/ rượu, không hút thuốc lá, ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, thể dục thể thao theo thể lực và tuổi tác của mình.
Thứ ba, người bệnh không quá nên lo lắng, nên lạc quan và sinh hoạt điều độ.
Chuyên gia chia sẻ những xét nghiệm cần khám để không bỏ sót bệnh viêm gan B?
Có hơn 40 năm kinh nghiệm khám và điều trị, PGS Ngọc khuyến cáo: Nếu trong gia đình có người mắc viêm gan B thì những thành viên còn lại trong gia đình nên đi khám để phát hiện sớm xem cơ thể có bị mắc viêm gan virus B hay không thông qua xét nghiệm HBsAb xem có nhiễm virus hay không, xét nghiệm HBsAg xem có kháng thể cao hay không. Ngoài ra, nên làm bộ ba xét nghiệm xem có bị nhiễm virus viêm gan B là HBsAg, HBsAb và HBcAb (theo khuyến cáo của CDC). Sau đó, bệnh nhân cần được làm thêm chức năng gan, thận, siêu âm, đo độ đàn hồi mô gan (Fibroscan).
Xét nghiệm máu cần thiết cho các trường hợp kiểm tra định kỳ bệnh viêm gan B. |
Đồng thời, cần phối hợp xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khi bệnh nhân đến kiểm tra có triệu chứng, kết quả men gan tăng cao, siêu âm thấy nhu mô gan thô.
PGS Ngọc lưu ý, trường hợp bệnh nhân bị viêm gan B chưa điều trị thì 6 tháng phải kiểm tra một lần. Nếu bệnh nhân đang điều trị phải tuân thủ theo lịch hẹn của bác sĩ 3 tháng 1 lần, sau đó có thể là 6 tháng một lần.
Ngoài ra, theo chuyên gia khi thăm khám, quyết định điều trị hay không điều trị cần dựa vào 3 yếu tố để kết hợp kiểm tra chuyên sâu gồm:
Tải lượng virus tăng cao;
Men gan tăng cao;
Dựa vào độ xơ hóa gan tăng cao.
Từ nay đến hết ngày 31/7/2022, Hệ thống Y tế Medlatec toàn quốc tổ chức miễn phí chương trình Miễn phí khám và tư vấn bệnh lý gan mật và giảm phí 10% toàn bộ danh mục khác bệnh lý gan mật. |
Thông tin chi tiết tham khảo tại https://medlatec.vn/dich-vu/benh-ly-gan-mat-khong-phat-hien-som-hau-qua-khon-luong
Hoặc gọi ngay hotline 1900 56 56 56 (hỗ trợ 24/24h).
Phạm Trang