Bí mật đằng sau loại bia đắt đỏ nhất thế giới
Bia là một trong những đồ uống có cồn đã tồn tại xung quanh chúng ta hàng ngàn năm. Nhưng món đồ uống như sâm panh, rượu vang thường được cho là đồ cao cấp với giá cao ngất ngưởng hơn bia nhiều lần. Dù vậy, vẫn có một số loại bia tuổi đời lâu hơn, nổi tiếng hơn và giá thành rất cao, ai cũng muốn nắm giữ.
Chai bia hơn 140 năm tuổi, có tên là Allsopp's Arctic Ale đã được mệnh danh là bia đắt nhất thế giới. Chai bia có giá 504.200 USD, tương đương khoảng 12,5 triệu đồng. Cuộc đấu giá trên ebay có khoảng 157 lượt đặt mua, người cuối cùng sở hữu không tiết lộ tên là người trả giá cao nhất.
Câu chuyện về chai bia đắt nhất thế giới bắt đầu từ một người đàn ông ở Oklahoma mua lại từ người bán ở Massachusetts, Mỹ vào năm 2007 với giá 304 USD, tương đương khoảng 7,5 triệu đồng.
Thức uống là một hiện vật lịch sử, chai bia có giá cao ngất ngưởng không hẳn vì chất lượng của nó. Chai bia đi kèm với chú thích viết tay, có thêm chữ ký của Percy G. Bolster, ông đã nhận chai bia vào năm 1919.
Ghi chú viết tay có nói rằng bia được ủ theo một cách đặc biệt phục vụ trong chuyến thám hiểm vùng cực. Được biết, bia là một món đồ trong kho dự trữ đưa đến Bắc Cực vào năm 1852 do Edward Belcher dẫn đầu trong một cuộc tìm kiếm Sir John Franklin và thủy thủ đoàn nhà thám hiểm này.
Đó là chuyến thám hiểm của hai con tàu HMS Erebus và HMS Terror ở tây bắc Passage, một tuyến đường giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương qua Biển Bắc Cực.
HMS Erebus và HMS Terror bắt đầu chuyến đi đầy hi vọng, phấn khởi nhưng tiếc rằng cả hai không bao giờ quay trở lại. Những người cứu hộ sau này đến để tìm hiểu về vụ việc đã đặt chai bia đặc biệt trong kho dự trữ.
Tại sao chai bia lại đặc biệt đến vậy? Edward Belcher yêu cầu nhà máy bia Allsopps sản xuất ra thứ bia phù hợp với khí hậu lạnh giá ở Bắc Cực. Do vậy, nhà máy đã tạo ra một số thùng bia đặc biệt, cung cấp riêng cho các con tàu đi đến vùng lạnh.
Nhờ hàm lượng cồn cao gần 10,2% nên bia gần như không bị đông khi ở vùng lạnh như Bắc Cực. Nó có màu nâu, hương vị hạt dẻ, quá trình lên men không được tiết lộ nhưng rất cầu kỳ và đạt sự pha trộn hoàn hảo.
Chai bia người đàn ông ở Oklahoma mua lại năm 2007 thuộc về những thùng bia ra đời sớm nhất vào năm 1852. Điều này khiến nó trở thành bia hiếm nhất trên thế giới.
Hoàng Dung (lược dịch)