'Bi hài' học trực tuyến 2 tiết bị đẩy ra 9 lần: Ngành giáo dục còn phương án khác

Sau lễ khai giảng trực tuyến, ngày 6/9 hàng triệu học sinh trong cả nước chính thức bước vào năm học theo một cách đặc biệt là học trực tuyến.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, đây là năm học thứ ba ngành giáo dục phải sử dụng hình thức dạy và học trực tuyến. Tuy nhiên, nếu hai năm trước, hình thức dạy và học này chỉ phải áp dụng ở giai đoạn giữa và cuối năm học khi học sinh đã có giai đoạn học trực tiếp từ trước, có điều kiện nắm những kiến thức cơ bản ban đầu, thì năm nay lần đầu tiên việc dạy và học trực tuyến buộc phải triển khai ngay từ đầu năm học.

Tại Hà Nội, cấp tiểu học, THCS và THPT chính thức học tập trực tuyến từ sáng 6/9. Riêng với lớp 1, từ ngày 13/9 đến ngày 30/9, nếu học sinh chưa được trở lại trường, các nhà trường sẽ dạy trực tuyến với tối đa 3 tiết/ngày.

Theo ghi nhận của PV, nhiều phụ huynh đã gặp khó khăn trong việc bố trí các thiết bị dùng để học tập trực tuyến cũng như đảm bảo đường truyền trong quá trình học tập của con em mình.

Chị Nguyễn Hoài An (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, ngày học trực tuyến đầu tiên trong năm học mới của con trai lớp 2 gặp nhiều khó khăn dù gia đình chị đã chuẩn bị rất kỹ các phương tiện và đồ dùng để con học online.

Ví dụ như việc đăng nhập vào phòng zoom để học phải mất thời gian gấp đôi bình thường. Trong quá trình học, mạng không ổn định nên tài khoản của con liên tục bị thoát khỏi lớp đến 3 lần trong một tiết học.

{keywords}
Học sinh Hà Nội học trực tuyến

“Không chỉ con tôi mà nhiều bạn học cùng lớp cũng gặp phải tình trạng bị thoát ra khỏi phòng học trực tuyến. Có những bạn bị đẩy ra đến 4 lần trong một tiết học và không đăng nhập trở lại được khiến giáo viên phải cho tạm nghỉ tiết học đó vì phụ huynh kêu ầm lên trong nhóm zalo của lớp”, chị An nói.

Tình trạng của con gái anh Trần Minh Long (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cũng "dở khóc dở cười" khi học trực tuyến 2 tiết thì 9 lần bị thoát ra ngoài.

“Nhiều học sinh gặp tình trạng đang học thì đường truyền có vấn đề, nghe được vài câu đã bị đẩy ra khỏi lớp học.

Vợ chồng tôi thay phiên nhau học online cùng con, tôi vừa làm việc vừa theo dõi con, cứ khoảng 15 phút con lại hô “bố ơi mạng chết rồi”, “bố ơi con bị ra ngoài rồi”... Có lúc hai bố con phải khởi động lại máy đến 2 lần trong một tiết học.

Buồn cười hơn là chính giáo viên đang dạy cũng bị đẩy ra khỏi lớp học. Một tiết học mà học sinh nháo nhác, nghe câu được câu chăng, ghi chép cũng không đâu vào đâu... nên tôi và con cảm thấy hơi mệt mỏi”, anh Long nói.

Góp phần vào các khó khăn của tiết học online là những phụ huynh không có kỹ năng xử lý sự cố, hễ gặp vấn đề kỹ thuật là nhắn tin hoặc gọi liên tục cho cô giáo khiến cô phải mất rất nhiều thời gian để giải thích.

Về những khó khăn trong quá trình học trực tuyến, ông Phạm Văn Ngát – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thanh trì xác nhận có việc học sinh bị đẩy ra khỏi lớp học trực tuyến, thậm chí ngay cả giáo viên cũng bị đẩy ra.

“Lượng truy cập tăng lên đột biến trong khi một số trang thiết bị truy cập của học sinh chưa đầy đủ nên việc hệ thống quá tải khiến nhiều tài khoản bị đẩy khỏi hệ thống là điều có thể xảy ra.

Trước mắt học trực tuyến là giải pháp tình thế và không dừng được, các trường phải thực hiện theo thời khóa biểu mới. Nhà trường có thể điều chỉnh thời khóa biểu từ buổi sáng xuống buổi chiều... hay chọn những thời gian tránh được lượng truy cập lớn, hạn chế tình trạng nghẽn mạng cũng như bị đẩy khỏi lớp học", ông Ngát nói.

Còn theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn  thì 2 khó khăn lớn nhất trong việc dạy học trực tuyến là thiết bị và đường truyền.

"Với 20 triệu học sinh, sinh viên, chỉ cần 2 triệu lượt truy cập cùng lúc thì rất khó để đường truyền đảm bảo được", ông Sơn nói.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng giải thích, phương án khác trong việc dạy và học được Bộ GD&ĐT đưa ra là hướng dẫn các trường thực hiện, tận dụng các bài giảng điện tử để học sinh học ở nhà. Hiện Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị một kho học liệu rất lớn.

Riêng với lớp 1, ngành giáo dục đã chuẩn bị video bài học cho môn Tiếng Việt và Tiếng Anh khá đầy đủ. Các bài giảng video cũng đã phát trên kênh truyền hình quốc gia.

Sau dịch bệnh, ông Sơn nhấn mạnh với những nơi không có học liệu tốt thì cần các giáo viên dạy phụ đạo thêm để có chất lượng tốt nhất.

“Tinh thần chung là không lùi năm học. Nơi nào có điều kiện thì cố gắng duy trì năm học. Cố gắng giai đoạn này tận dụng cái gì đang có để dạy và học thật tốt", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Bi hài chuyện phụ huynh vô tình khiến con "mất trắng" bài thi trực tuyến

Bi hài chuyện phụ huynh vô tình khiến con "mất trắng" bài thi trực tuyến

Để giúp con thi cử trực tuyến suôn sẻ, nhiều vị phụ huynh cẩn trọng "trông thi" từng li từng tí vì sợ có yếu tố bất ngờ làm hỏng cả buổi thi.

Hoàng Thanh

Điều tra vụ bé 2 tuổi tử vong sau khi gửi ở điểm giữ trẻ không phép

Bé trai 20 tháng tuổi ở An Giang có biểu hiện sốt sau khi được gửi đến điểm giữ trẻ không phép. Sau hơn 1 giờ cấp cứu ở bệnh viện huyện, trẻ đã không qua khỏi.

Bám hàng rào thấp thỏm chờ con thi vào trường công 'hot' nhất Hà Tĩnh

Sáng 27/5, 1.200 học sinh tham gia thi vào trường THCS Lê Văn Thiêm, tương đương 1 chọi 5,7. Nhiều phụ huynh chờ con thi với tâm trạng hồi hộp, lo âu không kém gì các sĩ tử.

Hà Nội: Không cấm nhưng hạn chế tối đa hoạt động trải nghiệm tự phát

Ngày 26/5, Sở GD-ĐT Hà Nội có công văn gửi các cơ sở giáo dục về việc ứng phó với nắng nóng, đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt hè cho học sinh năm 2023.

Lễ tổng kết hàng chục mâm cỗ của trường học ở Quảng Ninh khiến dân mạng trầm trồ

Hình ảnh Lễ tổng kết của học sinh lớp 9 một trường THCS ở Quảng Ninh gây sự chú ý bởi quy mô hoành tráng.

Trường chưa đầy 70 học sinh lớp 9 nhưng 12 em đạt giải thành phố

Dù chỉ mới thành lập 2 năm, chỉ với 69 học sinh lớp 9 nhưng Trường THCS Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đạt tới 12 giải trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố năm 2023.

Phụ huynh ‘tố’ quỹ lớp thâm hụt 30 triệu đồng, nhà trường lên tiếng

Nhiều phụ huynh một lớp học ở Quảng Bình đang bức xúc với số tiền quỹ học sinh phải đóng, đặc biệt khi năm học đã gần kết thúc.

Học sinh tử vong khi trải nghiệm bắt ngao: Quy định hoạt động ngoại khóa ra sao?

Sau vụ học sinh tử vong khi tham gia trải nghiệm bắt ngao, việc đảm bảo an toàn cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, một lần nữa, lại khiến dư luận băn khoăn.

Học sinh lớp 4 bất tỉnh tại trường, tử vong sau 19 ngày điều trị

Một học sinh lớp 4 tại TP Hải Dương đã ngất xỉu sau khi diễn văn nghệ, nhà trường và gia đình đưa trẻ đến đến bệnh viện cấp cứu. Nhưng sau 19 ngày, em đã không qua khỏi.

Tạm dừng tham quan Vườn quốc gia Xuân Thủy sau vụ học sinh tử vong

Sau sự việc 2 người bị nước cuốn tử vong khi tham gia trải nghiệm bắt ngao, chính quyền địa phương đã tạm dừng hoạt động tham quan tại Vườn quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định).

Học sinh Hà Nội tử vong khi trải nghiệm bắt ngao: Đoàn không báo cáo chính quyền

Liên quan đến vụ đuối nước khiến 2 người tử vong (1 học sinh và 1 phụ huynh) tại vườn quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, Nam Định), Chủ tịch UBND xã Giao Thiện (huyện Giao Thủy) cho biết, khi đoàn đến không thông báo cho chính quyền địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !