Bị cành cây cứa vào kẽ ngón tay, người phụ nữ mắc bệnh có nguy cơ tử vong cao chỉ vì quên làm việc này

Bị cành cây cứa vào kẽ ngón tay khi đi rừng, chiếc đinh tại công trường xây dựng đâm vào chân, hai bệnh nhân mắc căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.

Ngày 28-29/12, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận 2 bệnh nhân có các dấu hiệu của bệnh uốn ván như co cứng hàm, cứng cổ vào nhập viện.

{keywords}
Bệnh nhân K. rơi vào tình trạng nguy kịch 

Trường hợp đầu tiên là nam bệnh nhân Nguyễn Trung K.57 tuổi, trú tại phường Mỹ Lâm, TP Tuyên Quang. Người nhà bệnh nhân cho biết, trước khi nhập viện 20 ngày, bệnh nhân có dẵm vào 1 chiếc đinh (khoảng 5cm) tại công trường xây dựng.

Sau đó bệnh nhân đã sát khuẩn bằng cồn và băng vết thương nhưng không dùng thuốc gì.

Khoảng 5 ngày gần đây xuất hiện cứng khớp hàm, không há miệng, tê bì 2 chân được nên đã nhập viện, hiện tại đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

{keywords}
Đinh đâm vào chân khiến anh K bị mắc uốn ván 

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân Ma Thị P., 65 tuổi, trú tại xã Bình An, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Cách đây gần 1 tháng có đi chặt phát cây rừng, bị 1 cành cây cứa vào kẽ giữa ngón cái và ngón trỏ gây chảy máu, bệnh nhân đã rửa tay với nước và tự băng bó sơ cứu ở nhà, nghĩ vết thương không nghiêm trọng, bệnh nhân ở nhà không điều trị gì.

Đến nay vết thương đã khô liền sẹo. Tuy nhiên, trước khi nhập viện 2 ngày, bệnh nhân xuất hiện cứng hàm, khó nói, đau vai gáy, thỉnh thoảng có cơn co cứng cơ toàn thân, hiện tại đang được điều trị tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

{keywords}
Bệnh nhân Ma Thị P hiện đang điều trị tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

Cả hai bệnh nhân đều được chẩn đoán mắc uốn ván. Bác sỹ Chuyên khoa II Đào Ngọc Việt – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết: Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani phát triển tại vết thương gây ra.

“Bệnh có nguy cơ tử vong rất cao”, BS Ngọc Việt nhấn mạnh.

Thông thường trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, các vết chó cắn, mèo cào… Một số trường hợp do phẫu thuật hay nạo phá thai trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh hoặc các trẻ sơ sinh khi đẻ thường, đẻ mổ hoặc do cắt rốn bằng dụng cụ không được sát khuẩn cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Theo BS Việt, các triệu chứng của bệnh uốn ván được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân mình như ngực, cổ, lưng, bụng và mông. Co các cơ thắt lưng tạo ra tư thế uốn cong lưng đặc trưng (như hình tấm ván bị cong). Co thắt các cơ hô hấp ảnh hưởng đến việc hô hấp. Việc co cơ mạnh, đột ngột, kéo dài gây đau cơ, có thể rách cả cơ và gãy xương. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nhức đầu, bồn chồn, khó chịu, bí tiểu, nóng rát khi đi tiểu và đại tiện mất kiểm soát.

Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3- 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao. Nếu không được điều trị kịp thời, uốn ván sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Gãy xương (do những cơn co cứng gồng mình); Co thắt thanh quản: gây khó thở, ngạt thở, suy hô hấp; Động kinh (nếu nhiễm trùng lan đến não); Viêm phổi: do hít vào dịch tiết của dạ dày, dẫn đến viêm phổi; Thuyên tắc phổi; Suy thận….

Để tránh bị uốn ván, BS Ngọc Việt khuyến cáo  tất cả người dân (từ trẻ sơ sinh đến người lớn) nên chủ động tiêm phòng uốn ván theo hướng dẫn của bác sỹ. Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ (có thai hoặc không có thai) đều cần được tiêm phòng uốn ván để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và trẻ sơ sinh được bảo vệ trong trường hợp không may bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập.

“Đáng lưu ý, nếu sơ ý bị vết thương nên đến các cơ sở y tế để tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván (Tetanus Antitoxic Serum: SAT) kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc. Các thủ thuật, phẫu thuật phải được tiến hành ở các cơ sở đủ điều kiện vô trùng”, BS Ngọc Việt nhấn mạnh.

N. Huyền 

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Vì sao trời nắng nóng tác động mạnh đến sức khỏe tim mạch?

Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc bệnh mạn tính, bao gồm bệnh về tim mạch.

TP.HCM cần trên 1,7 triệu liều vắc xin tiêm chủng mở rộng

Theo rà soát nhu cầu năm nay và nửa đầu năm 2024, TP.HCM cần hơn 1,7 triệu liều của 12 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Viện phí điều chỉnh như thế nào khi tính theo mức tăng của lương cơ sở?

Nếu điều chỉnh viện phí theo mức lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng, tỷ lệ tăng bình quân của giá khám chữa bệnh là 5%.

Đang cập nhật dữ liệu !