Nhật Bản siết chặt quy định đối với xe chở học sinh sau vụ bé 3 tuổi chết do bị bỏ quên

Cái chết của bé gái 3 tuổi do bị bỏ quên 5 tiếng trên xe đưa đón học sinh buộc chính phủ Nhật Bản siết chặt quy định an toàn đối với các xe chở trẻ.

Chính phủ Nhật Bản đang đối mặt với sức ép ngày càng lớn liên quan tới việc ban hành bộ quy định hướng dẫn an toàn đồng bộ đối với các phương tiện chuyên chở học sinh, sau vụ việc bé gái (3 tuổi) bị sốc nhiệt dẫn tới tử vong do bị bỏ quên trong xe đưa đón của trường mẫu giáo suốt 5 tiếng đồng hồ vào ngày thời tiết nắng nóng hồi đầu tháng Chín. 

Vụ việc xảy ở một trường mẫu giáo thuộc tỉnh Shizuoka hôm 5/9 làm gợi nhớ tới thảm kịch cách đây một năm khi một bé trai (5 tuổi) cũng qua đời do sốc nhiệt ở thành phố Nakama thuộc tỉnh Fukuoka. Cậu bé đã bị bỏ quên và bị khóa trái trong xe đưa đón khoảng 9 tiếng đồng hồ. 

Chiếc xe có bé gái 3 tuổi bị bỏ quên trong 5 tiếng đồng hồ dẫn tới tử vong do bị sốc nhiệt. (Ảnh: Kyodo)

Theo Kyodo, trong cả 2 trường hợp trên, người tài xế và nhân viên phụ trách đi theo xe chở học sinh đều không chú ý quan sát nên bỏ sót học sinh trên xe, cũng như không báo cáo thông tin về số lượng học sinh cụ thể hàng ngày đưa đón cho nhà trường. 

Cái chết thương tâm của bé gái (3 tuổi) khiến chính phủ Nhật Bản chính thức biên soạn bộ quy tắc hướng dẫn an toàn lần đầu tiên đối với xe buýt trường học. Dự kiến, bộ quy tắc này sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 10. 

Trên thực tế, tại Nhật Bản, hoạt động của các phương tiện đưa đón học sinh không thuộc phạm vi quản lý an toàn của chính phủ, mà đây là “hợp đồng riêng” giữa gia đình và nhà trường. Điều này đồng nghĩa với việc nhà trường chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn trong quá trình đưa đón học sinh từ nhà tới trường và ngược lại. 

Tuy nhiên, sau cái chết của bé gái (3 tuổi), dư luận Nhật Bản kêu gọi chính phủ cần thiết lập hệ thống an toàn bắt buộc đối với phương tiện chở học sinh, cũng như hỗ trợ tài chính trong quá trình thực hiện. 

Tổ chức phi chính phủ Florence, nhóm hỗ trợ phúc lợi xã hội cho trẻ em, đã vận động người dân ký tên ủng hộ chiến dịch yêu cầu chính phủ Nhật Bản bắt các cơ sở trông trẻ lắp đặt hệ thống an toàn trên xe đưa đón để ngăn chặn trường hợp trẻ bị bỏ quên, cũng như hỗ trợ một phần chi phí trong quá trình lắp đặt thiết bị an toàn. 

Tính tới ngày 29/9, chiến dịch của Florence đã thu thập được hơn 43.000 chứ kỹ. Đơn kiến nghị của Florence cũng hối thúc chính phủ Nhật Bản hỗ trợ thêm cho hoạt động xe buýt của các trường mầm non, do nhân lực trong ngành này đang bị thiếu vì mức lương thấp mà khối lượng công việc lại nhiều. 

Đơn kiến nghị kèm theo hàng chục nghìn chữ ký ủng hộ đã được tổ chức Florence gửi tới ông Masanobu Ogura, vị bộ trưởng phụ trách các chính sách liên quan tới trẻ em. 

“Tôi coi trọng những chữ ký này, và xem đây là tiếng nói lớn”, ông Ogura nói. 

Sau cuộc gặp với Bộ trưởng Ogura, nhà sáng lập tổ chức Florence là ông Hiroki Komazaki nói với báo chí rằng mạng sống của trẻ em không thể được bảo vệ chỉ bằng lời nói yêu cầu các cơ sở mầm non cẩn trọng hơn. 

“Tôi hy vọng chính phủ sẽ có những biện pháp mạnh mẽ hơn”, ông Komazaki nhấn mạnh. 

Trong khi đó, ông Ogura cũng khẳng định ngoài quy định bắt buộc lắp đặt các thiết bị đảm bảo an toàn trên xe buýt trường học, chính phủ Nhật Bản sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể để mở rộng khoản hỗ trợ tài chính cho hoạt động này. 

Lắp cảm biến trên xe

Khác với Nhật Bản, nhiều biện pháp bảo vệ an toàn cho trẻ nhỏ trên các phương tiện giao thông đã được ban hành ở nhiều nước trên thế giới. 

Điền hình, sau vụ việc một bé gái tại Hàn Quốc qua đời do bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường học vào năm 2018, chính phủ nước này đã yêu cầu các trung tâm chăm sóc trẻ áp dụng hệ thống “kiểm soát trẻ ngủ quên”. Theo đó, tài xế được yêu cầu đi bộ xuống phía dưới từng hàng ghế để kiểm tra liệu tất cả học sinh ngồi trên xe đã xuống hết hay chưa. 

Nhật Bản siết chặt quy định an toàn đối với các xe đưa đón học sinh. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, tài xế phải ấn nút lắp đặt phía sau ghế lái để xác nhận toàn bộ học sinh đã xuống xe trong vòng 3 phút sau khi tắt máy và rút chìa khóa xe. Nếu tài xế không thực hiện động tác ấn nút, còi báo động sẽ vang lên. 

Những biện pháp đảm bảo an toàn tương tự cũng đã được áp dụng tại Mỹ như lắp đặt các máy cảm biến để phát hiện còn trẻ ngồi trên xe đưa đón, hoặc báo động cho nhân viên nhà trường biết về việc có học sinh bị bỏ quên. 

Còn vào đầu tuần này, học sinh tại một trường mầm non ở thành phố Shizuoka đã tham gia diễn tập thực hành cách bấm còi trên xe buýt để báo động cho mọi người trong trường hợp bị bỏ quên trong xe. 

Khoảng 45 học sinh đã tham gia cuộc diễn tập. Trên xe, các em được hướng dẫn dùng khủy tay, hoặc các bộ phận trên cơ thể nhằm tạo sức nặng khi ấn lên còi xe để phát ra âm thanh. 

“Không có vấn đề gì nếu cháu dùng cả 2 tay để ấn vào còi xe. Nếu cháu rơi vào tình huống nguy hiểm, cháu phải la hét cầu cứu và ấn vào còi xe”, một bé trai (4 tuổi) chia sẻ. 

Theo khảo sát hồi tháng Năm của Sanyo Trading Co, đơn vị chuyên bán các thiết bị cảm biến phát hiện trẻ nhỏ bị bỏ quên trong xe, gần 6% tương đương 15/267 tài xế và nhân viên tham gia hoạt động đưa đón trẻ cho biết họ từng để quên trẻ trong năm 2021. 

Cũng theo cuộc khảo sát, 3 tài xế thừa nhận họ đã “không nhận ra” chuyện có trẻ vẫn ngồi trong xe. 

Khi được hỏi tại sao trẻ lại bị bỏ quên trên xe đưa đón, hơn 65% nói rằng do “nhận thức kém” của tài xế và nhân viên đi cùng, và 56,3% nhắc tới lý do thiếu nhân lực.

Công ty Sanyo Trading cho hay họ đang có kế hoạch giới thiệu thiết bị “cảm biến radar” do công ty công nghệ IEE SA tại Luxembourg phát triển vào thị trường Nhật Bản trong năm tài khóa 2023. 

Thiết bị này có thể lắp trên trần xe, và phát hiện được những chuyển động nhẹ nhất của trẻ như hơi thở để ngay lập tức báo động với tài xế về trường hợp trẻ bị bỏ quên. 

Song theo một quan chức của Sanyo Trading, sự hỗ trợ từ phía chính phủ Nhật Bản là vô cùng cần thiết để giảm bớt gánh nặng tài chính cho các cơ sở giáo dục khi lựa chọn lắp đặt các máy cảm biến hiện đại như trên.

 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !