Bầu Đức "1 cây 1 con": Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được!

"Lúc phát hiện ra con heo ăn chuối, tôi đã không ngủ được", ông nói. Bởi lẽ, không có chuối thì làm heo không được. Hiện, không chỉ tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn để cho ra giá thành con heo cạnh tranh, giá vốn vào 35.000 đồng/kg

"Ai khi nghe làm nông nghiệp mà đạt được lợi nhuận ngàn tỷ thì không tưởng, nhưng thực tế muốn bao nhiêu cũng được, chỉ sợ một mình mình làm không nổi". Và HAGL cũng đang rất cởi mở với những đối tác mới. Nếu có đối tác phù hợp, bầu Đức cho biết có thể sẽ phát hành mới, thu tiền về trả hết nợ - đó cũng là trăn trở lớn nhất của ông đến hiện tại.

Ở độ tuổi 60, bầu Đức trong lần chia sẻ mới nhất tâm sự sẽ lựa chọn cuộc sống bình dị với hành trình mới: "1 cây 1 con". Nhìn lại những năm thăng trầm của mình, ông cho biết có lẽ đến bây giờ cũng không còn sức để xông pha nữa, và dù rất khó khăn để đưa ra quyết định buông HAGL Agrico (HNG), song sau tất cả đến nay bản thân ông đã có thể có giấc ngủ ngon.

Tập trung trồng chuối và nuôi heo, thoạt nghe rất dung dị so với những lĩnh vực trong quá khứ của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG), nhưng thực tế người cầm cương phải mất đến 10 năm mới tìm ra được.

"Lúc phát hiện ra con heo ăn chuối, tôi đã không ngủ được", ông nói. Bởi lẽ, không có chuối thì làm heo không được. Hiện, không chỉ tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn để cho ra giá thành con heo cạnh tranh (giá vốn vào mức 35.000 đồng/kg), mảng chuối của bầu Đức còn ước tính lãi thêm 150 triệu đồng/ha (trên số thải ra, so với mức lợi nhuận quân bình trước đây là 400 triệu đồng/ha).

Theo đó, với 20.000ha đất còn lại, HAGL thời gian tới sẽ tập trung hai mảng chủ lực là trồng chuối và nuôi heo. Riêng năm 2022, Công ty kỳ vọng lợi nhuận sẽ quay về mốc ngàn tỷ đồng, cao gấp 10 lần so với năm 2021. Công ty cũng đặt mục tiêu trả hết nợ trong tương lai gần, và lợi nhuận HAGL quay về mốc 3.000 – 5.000 tỷ đồng theo bầu Đức là hoàn toàn khả thi.

Dĩ nhiên, chuyện kinh doanh khó có thể nói trước. Những gì hiện hữu hôm nay chỉ có thể là niềm tin đang dần quay trở lại với ban lãnh đạo cũng như cổ đông HAGL. Đơn cử, sau đợt điều chỉnh mạnh, khoảng nửa giáp Tết giá heo hơi bắt đầu tăng lên vùng 55.000 – 60.000 đồng/kg đang là minh chứng cho kỳ vọng trên.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 1.
 
Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 2.

Con heo HAGL.

"Heo ăn chuối" của HAGL có giá vốn chỉ khoảng 35.000 đồng/kg, nếu giá heo hồi phục có thể đạt mức biên lãi gộp đến 50%

Bắt đầu nuôi heo từ năm 2020, đến nay HAGL đã xây được 7 cụm chuồng với công suất khoảng 400.000 con heo thịt/năm. Sang năm 2022, HAGL dự kiến cải tạo thêm 10.000ha để trồng chuối và xây dựng mới 9 cụm chuồng nuôi heo với công suất lên tới 1 triệu con/năm. Trong đó, heo HAGL được ông ví là "độc nhất vô nhị" vì được nuôi hoàn toàn bằng hữu cơ, cụ thể là chuối.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 4.

Chuối cho heo nái ăn lấy sữa.

"Lúc mới nuôi tôi cũng tìm hiểu về các loại cám, nhưng sau này mới thấy trong cám thường có chất tăng trọng sẽ khiến chất lượng heo không mấy khác biệt. Tại HAGL, con heo không chỉ ăn chuối là nguồn thức ăn hữu cơ, mà cám tự sản xuất còn có thảo mộc sẽ thay thế kháng sinh, tránh bệnh tật cho con heo", bầu Đức cho biết.

Hiện, 100% chuối HAGL trồng ra sẽ xuất khoảng 50%, còn lại tái sử dụng cho chăn nuôi. Sau thời gian thử nghiệm, các chuyên gia của HAGL đã tìm ra công thức chế biến thức ăn cho heo với 40% thành phần là chuối, còn lại là bắp, đậu nành, vi chất, thảo mộc… giúp heo HAGL có giá thành thấp vì thức ăn chăn nuôi chiếm 80% giá thành. Ngoài ra, do chế độ dinh dưỡng khác biệt, chất lượng thịt heo HAGL cũng đặc biệt so với các sản phẩm trên thị trường.

Trong đó, với nhóm heo nái, chuối được ủ chín và cho ăn trực tiếp, giúp gia tăng lượng sữa nuôi con. Còn nhóm nuôi lấy thịt, trái chuối sẽ được sơ chế và phơi khô xay lấy bột trộn với các loại vitamin, đậu nành để tạo ra một công thức riêng đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho heo con phát triển.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 4.

Chuối cho heo nái ăn lấy sữa.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 5.

Chuối cho heo nái ăn lấy sữa.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 6.

Trái chuối được sơ chế và phơi khô xay lấy bột trộn với các loại vitamin, đậu nành... để làm cám.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 7.

Trái chuối được sơ chế và phơi khô xay lấy bột trộn với các loại vitamin, đậu nành... để làm cám.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 8.

Năm 2022 nâng công suất lên 1 triệu con heo/năm thì HAGL cũng sẽ nâng công suất nhà máy cám.

Sở hữu chuỗi nuôi trồng khép kín, biên lợi nhuận gộp mảng heo của HAGL đang vào mức 30%. Nếu giá heo hồi phục về mức 90.000 đồng/kg thì hiệu suất lợi nhuận của HAGL có thể lên đến 50%. Chưa kể, từ khi dùng chuối thải ra để nuôi heo, Công ty cũng lãi thêm 150 triệu/ha. "Chuối được chọn xuất khẩu đã gánh hết chi phí trồng chuối nên nguồn chuối thải này tạm tính giá trị là 0 đồng. HAGL từng tính đến việc chế biến một số sản phẩm như chuối sấy, bột chuối nhưng không tìm được nơi tiêu thụ. Trước khi được sử dụng để làm thức ăn cho heo, chuối này chỉ dùng làm phân bón", bầu Đức chia sẻ thêm.

HAGL đang làm việc với đối tác độc quyền, dự kiến ra mắt thương hiệu con heo riêng HAGL vào tháng 3/2022

Nói về chất lượng con heo, HAGL khẳng định không phải bản thân tự thấy ngon, mà đã đưa heo cho nhiều đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn 5 sao để họ thử và đều được đánh giá rất cao vì thịt heo ăn chuối nhiều nạc, thịt thơm, mềm. Thời gian tới, HAGL có thể sẽ bắt đầu xây dựng thương hiệu con heo HAGL.

"HAGL đã tính toán việc làm thương hiệu riêng rất lâu, sắp tới có thể bắt đầu với con heo. Hiện HAGL đang làm việc với đối tác độc quyền, dự kiến ra mắt thương hiệu con heo riêng HAGL và sẽ công bố chính thức vào tháng 3 năm nay", ông nói.

Theo tiết lộ, thương hiệu heo HAGL đâu đó sẽ được định vị là heo ăn chuối, heo thảo mộc… hoặc đại loại thế. Nhìn xa hơn, với 20.000ha đất còn lại (đang khai thác 10.000ha, còn lại 10.000ha đất sạch), nếu được khai thác hết đủ để HAGL đạt được 1 tỷ USD, bầu Đức nhấn mạnh.

"Đúng là với HAGL heo là một ngành mới, nhưng nói đến chăn nuôi heo quan trọng phải nằm ở vùng cách ly tuyệt đối được, cho nên vị trí chăn nuôi là rất quan trọng và yếu tố này HAGL đang có lợi thế rất tốt. Chưa bao giờ tôi tự tin như hôm nay, HAG sẽ làm mảng heo mạnh hơn những gì báo cáo. Nói tới nuôi heo thì HAG không có chuyện lỗ".

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 9.

Cụm nuôi heo HAGL.

Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 10.
 
Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 11.
 
Bầu Đức và hành trình mới 1 cây 1 con: Khi phát hiện ra chuyện con heo ăn chuối tôi đã không ngủ được, tháng 3/2022 sẽ công bố thương hiệu heo HAGL - Ảnh 12.
 

Nhìn chung, sản phẩm chuối và thịt heo là hai loại thực phẩm cơ bản và thiết yếu đối với cuộc sống, nhu cầu cao và thị trường tiêu thụ rộng lớn điển hình là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Đặc biệt là thị trường Trung Quốc – nơi được ví nếu sản xuất ra cái gì mà dân họ tiêu thụ thì sẽ không bao giờ làm xuể.

"Ai khi nghe làm nông nghiệp mà đạt được lợi nhuận ngàn tỷ thì không tưởng, nhưng thực tế muốn bao nhiêu cũng được, chỉ sợ một mình mình làm không nổi". Và HAGL cũng đang rất cởi mở với những đối tác mới. Nếu có đối tác phù hợp, người đứng đầu cho biết có thể sẽ phát hành mới, thu tiền về trả hết nợ - đó cũng là trăn trở lớn nhất của ông đến hiện tại.

https://cafef.vn/bau-duc-va-hanh-trinh-moi-1-cay-1-con-khi-phat-hien-ra-chuyen-con-heo-an-chuoi-toi-da-khong-ngu-duoc-thang-3-2022-se-cong-bo-thuong-hieu-heo-hagl-20220127161150969.chn

Theo cafef.vn

Điện mặt trời mái nhà lâm cảnh ‘ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng’

Điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và không bán điện vào lưới điện quốc gia. Nếu phát lên lưới thì cũng chỉ được ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng.

Gạo Việt quay đầu giảm giá vẫn đắt nhất thế giới, gạo Thái Lan tăng mạnh

Đang neo ở mức đỉnh, giá gạo Việt xuất khẩu quay đầu giảm sau tin đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Trong khi đó, giá gạo Thái Lan vào đà tăng mạnh, sắp bắt kịp gạo Việt Nam.

Loại lá dân dã của Việt Nam, sang Mỹ giá 2 triệu đồng/kg

Lá nguyệt quế là loại lá dân dã ở Việt Nam, được sử dụng như một loại gia vị. Loại lá cây này còn mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Ở Mỹ, lá nguyệt quế được bán với giá 1,5-2 triệu đồng/kg.

Thứ nông dân thường vứt đầy đồng không ngờ là 'mỏ vàng'

Rơm khô trước kia thường bị nông dân đốt bỏ ngoài đồng. Hiện nhiều người đã chú trọng đến giá trị của rơm rạ và thương mại hóa sản phẩm. Thứ phụ phẩm nông nghiệp này đang trở thành 'mỏ vàng' với nhiều giá trị, tăng nguồn thu nhập cho nông dân.

Mắc kham gây sốt ‘chợ mạng’, giá bán đắt gấp đôi

Mắc kham có vỏ bên ngoài ngọt, ăn giòn tan với vị chua chát ban đầu và ngọt hậu... giống như ngậm viên ô mai khiến hội chị em mê mẩn. Loại quả rừng này bất ngờ gây sốt trên “chợ mạng”, giá bán đắt gấp đôi.

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.