Bất thường thị trường vàng: Đến lúc bỏ độc quyền?

Giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới hàng chục triệu đồng là phi lý, đòi hỏi cơ quan quản lý thay đổi một số quy định quản lý thị trường vàng

Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ năm 2012 quy định nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nhiều năm qua, cơ quan quản lý không can thiệp khi giá vàng SJC quá cao so với thế giới khiến người tiêu dùng bị thiệt thòi lớn.

Không còn phù hợp!

Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long phân tích năm 2012, Nghị định 24 ra đời đã góp phần tạo sự ổn định thị trường vàng. Nhưng hiện tại, một số quy định trong nghị định này đã không còn phù hợp, thị trường vàng trong nước "một mình một chợ" và nảy sinh nhiều bất cập. Bất cập lớn nhất là giá vàng SJC quá cao so với vàng thế giới.

"Nhiều năm trước, lãnh đạo Ngân hàng nhà nước (NHNN) nói mức chênh lệch khoảng 500.000 đồng/lượng là hợp lý, sau đó nâng lên 2 triệu đồng/lượng cũng nói là hợp lý. Đến hiện tại, vàng SJC thường xuyên chênh lệch với vàng thế giới 16-17 triệu đồng/lượng, có lúc gần 20 triệu đồng/lượng.

Nguyên nhân là do NHNN độc quyền nhập khẩu và sản xuất vàng miếng thương hiệu SJC dẫn tới cầu lớn, cung có hạn khiến giá vàng SJC tăng cao và chênh lệch lớn với thế giới. Vì vậy, để thu hẹp chênh lệch giá vàng SJC và thế giới, cần xóa bỏ độc quyền vàng SJC và cho phép nhiều thương hiệu vàng khác cùng tham gia" - PGS-TS Ngô Trí Long phân tích và đề xuất.

Trước đó, tại nghị trường Quốc hội, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng chỉ ra: Nghị định 24 của Chính phủ ban hành cách đây 10 năm, lúc đó giá vàng SJC chỉ khoảng 30-35 triệu đồng/lượng, còn hiện nay giá vàng đang lên đến gần 70 triệu đồng/lượng.

"Vậy Nghị định 24 của Chính phủ thời điểm đó và thời điểm hiện tại có bất cập hay không? Và tại sao chúng ta không sửa nghị định này? Liệu NHNN có thể cho đơn vị, tổ chức nào đó sản xuất thương hiệu vàng nào khác để cạnh tranh với SJC hay không để thị trường vàng hạ nhiệt, giá vàng giảm xuống?" - đại biểu hỏi.

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng bày tỏ sự đồng tình và cho biết trong quá trình tổng kết, đánh giá Nghị định 24 thời gian tới, NHNN sẽ rà soát, đánh giá kỹ lưỡng về công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng; nghiên cứu, lắng nghe ý kiến của các đại biểu; đồng thời sẽ xin ý kiến rộng rãi để lựa chọn nhiều thương hiệu khác để cùng sản xuất vàng miếng hay là một thương hiệu của NHNN.

Bất thường thị trường vàng (*): Đến lúc bỏ độc quyền? - Ảnh 1.

Nhiều chuyên gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC nhằm thu hẹp mức chênh lệch giá trong và ngoài nước . Ảnh: TẤN THẠNH

Cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu?

Góp ý về biện pháp thu hẹp chênh lệch giữa vàng SJC và vàng thế giới, một chuyên gia vàng nhấn mạnh phải liên thông với thị trường thế giới. Không thể "một mình một chợ", quản lý thị trường vàng bằng biện pháp hành chính như thời gian qua. Doanh nghiệp (DN) nào có đăng ký kinh doanh theo luật đều được kinh doanh vàng miếng, DN nào có máy móc thiết bị đủ tiêu chuẩn sản xuất vàng miếng sẽ được tham gia sản xuất vàng miếng theo tiêu chuẩn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, nếu vi phạm sẽ bị xử lý.

Ở góc độ khác, chuyên gia vàng Trần Thanh Hải cho rằng việc mua vàng để đầu tư, cất giữ, làm tài sản bảo đảm… là nhu cầu chính đáng và tập quán lâu đời của người dân nhưng nhìn vào mức chênh lệch của vàng SJC với thế giới đều thấy rủi ro, trong khi các kênh đầu tư khác đều không mấy sáng sủa. Hệ lụy là dòng tiền nhàn rỗi thường đổ dồn vào bất động sản, gây ra những đợt sốt đất ảo, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Do đó, việc trả lại giá vàng miếng SJC theo giá thế giới là phù hợp thực tiễn. Thế nhưng, nếu Việt Nam nhập khẩu vàng chỉ góp phần hạ nhiệt nhất thời giá vàng SJC, còn về lâu dài chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước vẫn không giải quyết được vì "nhập bao nhiêu người ta cũng mua hết". Chưa kể, việc nhập khẩu vàng có thể tạo ra siêu lợi nhuận cho các đầu mối nhập khẩu.

"Với xu hướng chuyển đổi số hiện nay, Nghị định 24 có thể sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng giao dịch vàng online theo giá vàng thế giới. Nghĩa là pháp luật cho phép NHNN thành lập sàn giao dịch vàng "giấy" với tỉ lệ ký quỹ cao nhằm hạn chế tình trạng "đánh bạc" và giao cho ngân hàng thương mại điều hành hoạt động của sàn này. Mặt khác, NHNN được phép phát hành chứng chỉ vàng để thu hút người sở hữu vàng "giấy" lẫn vàng miếng.

Các chứng chỉ vàng được làm tài sản thế chấp mua trái phiếu Chính phủ, vay vốn ngân hàng… Khi đó, NHNN sẽ vừa đáp ứng được nhu cầu đầu tư và cất giữ vàng của người dân, vừa thu hẹp khoảng cách giữa vàng trong nước và thế giới. Việc còn lại là NHNN xem xét thời điểm phù hợp để nhập khẩu vàng nguyên liệu cung ứng cho nhu cầu chế tác nữ trang" - ông Hải đề xuất.

Về ý kiến lo ngại nếu giá vàng SJC về sát giá thế giới (tức khoảng 52-53 triệu đồng/lượng hiện nay), người dân sẽ đổ xô tích trữ vàng, một chuyên gia vàng nhiều năm cho rằng có một thực tế ở Việt Nam là giá vàng tăng cao người dân mới đổ xô đi mua vì sợ còn tăng nữa. Đặc biệt, nếu tỉ giá USD/VNĐ ổn định, VNĐ không mất giá và lạm phát được kiểm soát thì không ai đầu cơ vàng.

"Người dân chỉ giữ vàng làm tài sản để dành khi lo ngại VNĐ mất giá, còn khi không còn chênh lệch với giá thế giới sẽ không ai nhập khẩu vàng, nguồn ngoại tệ không lo ảnh hưởng" - chuyên gia này lập luận.

Lo ngại ảnh hưởng tỉ giá

Dưới góc nhìn khác, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), cho rằng sau rất nhiều năm NHNN mới làm được việc là thống nhất quản lý ngoại tệ và vàng. Đây là thành công rất lớn góp phần ổn định tỉ giá USD/VNĐ bất kể giá vàng thế giới biến động mạnh thời gian qua và giá USD trên thị trường quốc tế cũng tăng mạnh.

Nếu giờ quay lại cho phép nhiều DN được nhập khẩu vàng hoặc vàng trở thành mặt hàng bình thường không phải kiểm soát, liệu có lặp lại tình trạng "lũng đoạn" như trong quá khứ và ai sẽ chịu trách nhiệm? Hoặc nếu cho phép nhập vàng nguyên liệu không kiểm soát, có thể phát sinh tình trạng rút USD khỏi ngân hàng để nhập khẩu vàng, khi đó việc quản lý dòng tiền và tỉ giá USD/VNĐ sẽ thế nào?

Liệu có phát sinh chênh lệch giá USD trong ngân hàng và ngoài thị trường, ảnh hưởng đến tỉ giá?… "Nếu có giải pháp nào hay hơn ở thời điểm hiện tại, tôi nghĩ cơ quan quản lý sẽ thực hiện. Còn thực tế phải xác định vàng đang là danh mục cần quản lý để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát tỉ giá" - ông Nguyễn Quốc Hùng nói.

Giá vàng tuần tới ra sao?

Giá vàng tuần tới ra sao?

Quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ sẽ là hai yếu tố chính tác động mạnh tới giá vàng tuần tới.

Theo Người lao động

CAEXPO: Sữa yến mạch TH true OAT nhận giải sản phẩm mới được yêu thích nhất

Tại sự kiện xúc tiến thương mại thường niên lớn hàng đầu khu vực ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO) lần thứ 21, bộ sản phẩm Sữa yến mạch TH true OAT của Tập đoàn TH xuất sắc nhận giải "Sản phẩm được yêu thích nhất".

The Miami 5 tạo sức hút nhờ vị trí ‘siêu kết nối’

The Miami 5 - tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami đang thu hút sự quan tâm tại khu vực phía tây Thủ đô khi sở hữu loạt ưu thế “vàng” về vị trí.

Cát Bà hướng đến mô hình du lịch xanh, không khí thải carbon

Chiều 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45,7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà.

Có gì bên trong tòa tháp ‘hot’ nhất Sun Symphony Residence Đà Nẵng?

Được ví như khán đài thưởng thức pháo hoa hạng nhất soi bóng sông Hàn, tòa S3 thuộc phân khu cao tầng dự án Sun Symphony Residence sẽ định vị phong cách sống thượng lưu mới cho cư dân tinh hoa tại Đà thành.

Sun Urban City - dự án được kỳ vọng tạo động lực phát triển cho Hà Nam

Những dự án như Đô thị thời đại - Sun Urban City do Tập đoàn Sun Group đầu tư được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.

Những thành tích vượt trội về nhân sự của FWD Việt Nam trong năm 2024

Hành trình xây dựng và duy trì môi trường làm việc lý tưởng của Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam được ghi nhận với 4 giải thưởng nhân sự khu vực châu Á do Tạp chí HR Asia trao tặng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.