Báo Thái Lan: Trung Quốc – ASEAN nên hợp tác thay vì đối đầu

Tờ The Nation (Thái Lan) cho rằng, Trung Quốc phải "tỏ ra độ lượng" với các quốc gia ASEAN và không nên mong muốn thống trị các nước đó. Về phần ASEAN, sẽ là khôn ngoan nếu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hợp tác với Trung Quốc đồng thời khéo léo hợp tác với các cường quốc khác trên thế giới.

Căng thẳng trên Biển Đông đã thay đổi mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc từ hợp tác thành nguy cơ xảy ra đối đầu. Tuy nhiên, các bên đã nhất trí bắt đầu thảo luận về Bộ qui tắc ứng xử để giải quyết nguy cơ này. Kể từ khi nhận chức, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã tỏ ra gắn bó hơn với ASEAN.

Báo Thái Lan: Trung Quốc – ASEAN nên hợp tác thay vì đối đầu - ảnh 1
Tờ The Nation cho rằng ASEAN – Trung Quốc nên hợp tác thay vì đối đầu.

Đánh dấu 10 năm quan hệ chiến lược, vừa qua Diễn đàn cấp cao đã được tổ chức với sự tham gia của các quan chức cấp cao và các chuyên gia cố vấn của cả hai bên. Liệu mối quan hệ giữa hai bên đã chuyển hướng tích cực hơn?

Theo The Nation, trước những mâu thuẫn với ASEAN về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc không tỏ ra hiếu chiến mà sử dụng chiến thuật “tấn công êm ái”. Bên cạnh đề xuất thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, một khu vực sẽ trở thành thị trường lớn nhất châu Á, Bắc Kinh còn gợi ý về việc “thu hoạch sớm” các ưu đãi nhằm thể hiện sự cảm thông của Trung Quốc trước những nỗi lo lắng của các quốc gia láng giềng nhỏ hơn.

Philippines và Việt Nam đang nỗ lực để thúc đẩy các cuộc thương lượng đầy đủ về Bộ qui tắc ứng xử trên biển (COC) thì Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố nước này sẽ không “vội vàng kí kết” bộ qui tắc này. Trong lúc Trung Quốc tỏ ra trì hoãn về COC thì chỉ còn Tuyên bố ứng xử trên biển là văn bản giúp điều chỉnh các nước trên Biển Đông nhưng văn bản này không có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước.

Trong khi đó, sức ép đang xuất hiện ngày càng nhiều.

Philippines vừa tiếp nhận tàu tuần duyên lớp Hamilton từ Mỹ và Washington tuyên bố sẽ thúc giục Trung Quốc đẩy nhanh các cuộc thương lượng về COC. Trong khi đó, Nhật Bản, quốc gia đang tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, vừa hạ thủy tàu chiến lớn nhất của nước này kể từ Chiến tranh thế giới lần II, dùng để chở và là nơi đậu các loại máy bay lên thẳng.

Về phần mình, Trung Quốc tiếp tục công cuộc hiện đại hóa và đầu tư cho quân đội. Các cư dân mạng với tinh thần dân tộc cao độ sẽ phàn nàn nếu các nhà lãnh đạo nước này tỏ ra mềm yếu.

The Nation cho rằng: “Để ngăn chặn xung đột, các cuộc thảo luận về Biển Đông phải được xúc tiến và phải đạt những kết quả nhất định. Đồng thời, các bên cần hợp tác về tự do đi lại trên biển và an ninh biển. Điều quan trọng nhất là lực lượng vũ trang của các nước phải hành động một cách thận trọng khi đối mặt nhau trên biển. Nếu không, thời gian tốt nhất để hai bên hợp tác sẽ trôi đi và mọi người nên chuẩn bị cho tình trạng tranh đua ngày càng căng thẳng và thậm chí là cả một cuộc xung đột”.

Còn nhiều vấn đề ngoài vấn đề Biển Đông mà ASEAN và Trung Quốc có thể hợp tác với nhau. Ví dụ như hai bên cần hợp tác về cơ sở hạ tầng và đầu tư. Tuy nhiên, những bước đi tích cực sẽ không dễ dàng thực hiện. Trung Quốc hiện nay đã trở thành “người khổng lồ” và sự chênh lệch về qui mô và sức mạnh giữa nước này với các nước khác ở châu Á khiến nhiều nước tỏ ra lo ngại.

Tờ báo của Thái Lan cho rằng để tình hình bớt căng thẳng, Trung Quốc phải "tỏ ra độ lượng" và hỗ trợ các quốc gia ASEAN – đặc biệt là các nước đang phát triển có chung đường biên giới với nước này – và không nên mong muốn thống trị các nước đó. Về phần ASEAN, sẽ là khôn ngoan nếu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hợp tác với Trung Quốc đồng thời khéo léo hợp tác với các cường quốc khác trên thế giới.

Điều đó sẽ có vai trò quan trọng đối với 2 sự kiện của khu vực do ASEAN dẫn dắt gồm Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hội nghị thượng đỉnh sẽ do Brunei chủ trì nhằm mục tiêu tổ chức một cuộc đối thoại thẳng thắn giúp xây dựng niềm tin trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có sự tham gia của toàn bộ các quốc gia ASEAN và sẽ đưa toàn bộ châu Á, bao gồm cả Ấn Độ, Australia và New Zealand vào tham gia. Hiệp định này sẽ chỉ giúp thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực nếu các nền kinh tế lớn như Trung Quốc thể hiện sự gắn bó.

Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, sự hợp tác giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN-Trung Quốc tăng lên. Hai bên phải một lần nữa nhận ra rằng hợp tác là yếu tố có vai trò tối quan trọng, chứ không phải “được chăng hay chớ”. Nếu không nền tảng của sự hợp tác của toàn khu vực châu Á sẽ lung lay.

Trung Quốc và ASEAN có thể có những mâu thuẫn nhất định; tuy nhiên, nếu các nước châu Á muốn trở thành một khối thống nhất, thì điều rất quan trọng là phải giải quyết các vấn đề hiện nay và nâng cấp hợp tác ASEAN – Trung Quốc.

Tùng Lâm

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !