Báo Nga: Trung Quốc đang "chơi khăm" Việt Nam

Trang mạng Riafan (Hãng thông tấn Liên bang) của Nga ngày 12/01 có bài viết nhan đề: “Quần đảo Trường Sa hay là cách mà Trung Quốc đang chơi khăm Việt Nam.”
Báo Nga: Trung Quốc đang

Hình ảnh vệ tinh chụp các công trình phi pháp của Trung Quốc trên đá Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Bài viết cho biết, vài ngày trước, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cáo buộc Bắc Kinh vi phạm chủ quyền lãnh thổ sau khi máy bay của Trung Quốc tiến hành hạ cánh trên sân bay mà Việt Nam khẳng định là Trung Quốc xây dựng “bất hợp pháp” trên các rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa.

Kể từ đầu năm 2016 đã có tới 3 máy bay Trung Quốc hạ cánh trên đường băng ở hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng. Lần đầu tiên vào ngày 2/1, sau đó 2 chiếc khác vào ngày 6/1. 

Quần đảo Trường Sa mà Việt Nam khẳng định chủ quyền, bao gồm hơn 100 hòn đảo, đá ngầm và đảo san hô. Theo Riafan​, các hòn đảo này có ý nghĩa chiến lược tương đối quan trọng bởi trước hết, có một lượng lớn các hoạt động thương mại đi qua vùng biển này. Theo một vài đánh giá, tổng giá trị hàng hóa vận chuyển hàng năm đi qua Biển Đông lên tới 5.000 tỷ USD. Thứ hai, quần đảo này được cho là có chứa một trữ lượng lớn hydrocarbon.

Những tranh cãi lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam xung quanh quần đảo Trường Sa đã kéo dài hơn 3 thập kỷ, đôi khi còn dẫn tới xung đột vũ trang. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các bên đã nhiều lần nỗ lực làm giảm bớt nguy cơ xung đột trong khu vực.

Cụ thể, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có chuyến thăm Hà Nội. Trong khuôn khổ hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hai bên đã thảo luận về các vấn đề còn đang tranh cãi hiện nay. Bắc Kinh và Hà Nội đã nhất trí các giải pháp giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng con đường hòa bình và thống nhất nỗ lực sớm ổn định tình hình để ngăn chặn xung đột có thể xảy ra.

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực trong quan hệ hai nước, nhưng những hành động của Trung Quốc thời gian gần đây dường như đang đi ngược lại với những gì Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố việc máy bay Trung Quốc ngày 2/1 bay tới hòn đảo mà Hà Nội cho là của mình, đã vi phạm chủ quyền Việt Nam và phá hoại các thoả thuận đã đạt được.

Ông Bình nói: “Việt Nam phản đối mạnh mẽ các hành động kể trên và yêu cầu chấm dứt ngay lập tức. Hà Nội cũng nhấn mạnh rằng các chuyến bay này đã không được thảo luận với phía Việt Nam và rất dễ gây ra một tai nạn máy bay, đe doạ an ninh hàng không quốc tế."

​Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã biện minh cho hành động của mình là để kiểm tra hoạt động của các đường băng vừa được xây dựng và khẳng định các hành động này hoàn toàn với mục đích hoà bình.

Báo Nga: Trung Quốc đang

Đường băng Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập.

Tuy nhiên, không chỉ các quốc gia trong khu vực mà cả Hoa Kỳ cũng đang nghi ngờ chính sách của Trung Quốc. Nhà Trắng không che giấu mối quan tâm của mình đối với chính sách của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định các hành động đơn phương của Trung Quốc ở quần đảo này là bất hợp pháp. Washington cho rằng các hành động tương tự như vậy đang phá vỡ hòa bình, ổn định trong khu vực và rất dễ leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang ở Biển Đông.

​Cùng với Mỹ và Việt Nam, Nhật Bản và Philippines cũng mạnh mẽ phản đối sự việc lần này. Theo hai quốc gia này, họ cũng có lợi ích trong việc duy trì ổn định ở Biển Đông và đang tăng cường công tác tuần tra ở vùng biển tranh chấp.

​Cũng giống như Hà Nội và Washington, Manila và Tokyo cũng nỗ lực tìm cách ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhật Bản và Philippines cho rằng việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tới hơn 80% diện tích vùng nước, cũng chính là tuyến đường thương mại quan trọng mà mỗi quốc gia trong số họ đều có lợi ích của mình ở đó, là điều hoàn toàn không hợp lý.

​​Trung Quốc đã bồi đắp một vài hòn đảo nhân tạo trên quần đảo, và xây dựng đường băng ở một trong số các hòn đảo đó. Trung Quốc khẳng định các hòn đảo vừa được xây dựng sẽ được sử dụng với mục đích hòa bình - phục vụ công tác nghiên cứu biển và bảo vệ bờ biển. Tuy nhiên, theo ước tính của các chuyên gia, độ dài của đường băng hơn 3.000m không chỉ đủ để đáp ứng yêu cầu đối với các máy bay dân sự mà cả các máy bay chiến đấu hiện đại nhất. Mỹ cho rằng, bước tiếp theo của thử nghiệm thành công việc hạ cánh máy bay dân sự sẽ là kiểm tra đường băng cho các máy bay quân sự.

Theo Dangcongsan.vn

(*) Tiêu đề bài viết do Infonet đặt lại.

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !