Báo bão, tàu thuyền không biết neo đậu vào đâu?

Vào mùa mưa bão, ngư dân ở nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi đang gặp khó khăn vì thiếu chỗ neo đậu tàu thuyền.

Cùng với đó, nhiều luồng lạch, cửa sông đang đứng trước nguy cơ bị bồi lấp, ảnh hưởng đến việc ra vào các cảng biển của tàu thuyền ngư dân trong quá trình đánh bắt hải sản.

Đầu tư thiếu đồng bộ

Hiện nay, tỉnh có 5 cảng biển, trong đó có 3 cảng neo trú tàu thuyền và 2 cảng cá. Tổng diện tích vùng nước của 3 cảng neo trú tàu thuyền gần 24ha. Trong đó, vũng neo trú tàu thuyền Lý Sơn và cảng Mỹ Á, những nơi neo trú tàu thuyền lớn nhất của tỉnh tiến độ thi công hiện vẫn còn chậm, đã ảnh hưởng đến việc neo đậu tàu thuyền của ngư dân.

Báo bão, tàu thuyền không biết neo đậu vào đâu? - ảnh 1

Luồng, lạch ở cửa biển Sa Huỳnh đang đứng trước nguy cơ bị bồi lấp.

“Hiện nay, số lượng cũng như công suất tàu thuyền trong tỉnh đã tăng lên rất nhiều, tuy nhiên sức chứa của các cảng neo trú tàu thuyền thì còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, các công trình này được đầu tư chưa hoàn thiện (do vốn đầu tư hạn chế, phải phân ra nhiều giai đoạn), nên chưa đáp ứng nhu cầu neo đậu tàu thuyền của ngư dân. Đến nay, cảng Mỹ Á và Sa Huỳnh chỉ mới được xây dựng giai đoạn I, cảng Lý Sơn đang bố trí để tiến hành xây dựng ở giai đoạn II, nhưng kinh phí bố trí hàng năm rất nhỏ giọt nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi công. Riêng chỉ có cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa được xem là hoàn thiện nhất, nhưng sức chứa còn hạn chế, khiến việc neo trú tàu thuyền vào mùa mưa bão thường xuyên gặp tình trạng quá tải”, ông Trịnh Văn Kiệt – Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá Quảng Ngãi cho biết.
 

Mới đáp ứng 1/2 nhu cầu neo trú tàu thuyền

Từ đầu năm đến nay, ngư dân trong tỉnh đã đóng mới và cải hoán hơn 200 tàu cá công suất từ 500CV trở lên, nâng tổng số tàu công suất hơn 90CV của các địa phương lên gần 3.000 chiếc. Trong khi đó, tỉnh ta hiện có 5 cảng cá và cảng neo trú tàu thuyền là Lý Sơn, Sa Huỳnh, Mỹ Á, Tịnh Hòa và Tịnh Kỳ, nhưng công suất của các cảng này chỉ đáp ứng cho 1.500 tàu thuyền neo đậu, trú tránh bão. Một số tàu cá còn lại, không có chỗ neo trú trong mùa mưa bão.

Nhiều cửa sông cạn cục bộ

Không chỉ hạn chế về nơi neo trú cho tàu thuyền, thực trạng nhiều cửa sông bị cạn khiến cho tàu cá không thể ra vào cảng để neo trú bão cũng gây khó khăn, bất tiện cho ngư dân. Những năm trở lại đây, hầu hết ngư dân ở thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi) phải đưa tàu đi nơi khác trú tránh. Bởi lẽ, nói như ngư dân Nguyễn Phượng, thôn Cổ Lũy thì: “Cửa Đại hầu như bị bồi lấp hoàn toàn. Tàu thuyền công suất lớn không thể vào vũng neo đậu. Nên đến mùa mưa phải cho tàu thuyền qua các nơi khác để neo đậu tránh bão mới an tâm được”.

Giống như anh Phượng, ông Trần Phương, chủ tàu cá QNg – 44577 TS ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) chia sẻ: “Tuyến luồng của cảng thường xuyên bồi lấp do sóng đập mạnh, đưa cát vào nên gây nhiều khó khăn cho tàu thuyền mỗi khi ra vào. Đặc biệt, mùa mưa sóng lớn, đập mạnh thì đáy luồng vào cảng bị bồi lấp nặng. Chúng tôi rất mong muốn được khơi thông cửa biển và hỗ trợ xây dựng cảng cá Sa Huỳnh hoàn thiện hơn để đảm bảo việc neo đậu, trú bão được an toàn hơn”.

Việc các luồng sông, cửa biển bị bồi lấp nặng, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào các cảng biển đang là một vấn đề rất đáng được quan tâm. Nhất là phần lớn các luồng, lạch, cửa sông đều đứng trước nguy cơ cạn cục bộ khi mùa mưa bão về.  Tỉnh ta hiện có 3 cảng neo đậu tàu thuyền, tuy nhiên các luồng lạch vào cảng luôn bị thu hẹp do bị bồi lấp gây ảnh hưởng đến việc đưa thuyền vào cảng của ngư dân. Chính vì thế, rất mong các cấp, các ngành có biện pháp nạo vét, khai thông luồng lạch và tăng diện tích vùng nước của các cảng neo đậu để đảm bảo việc neo đậu tàu thuyền, trú bão trong thời gian sắp đến”, ông Lương Văn Sơn – Giám đốc Cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa chia sẻ.

Nguồn: Đình Diệu/baoquangngai.vn

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !