Bàng hoàng clip cháu bé nằm chơi một mình bị hóc kẹo, ông bố nhanh trí cứu con thoát nguy hiểm

Đoạn clip do camera an ninh của gia đình ghi lại hình ảnh một cháu bé bị lâm vào tình cảnh nguy hiểm khi bị hóc kẹo đang được chia sẻ trên mạng xã hội.

Theo clip, một bé trai tầm 3-4 tuổi đang nằm chơi trên ghế, vừa nằm vừa lắc lư rất thích thú. Bỗng nhiên cháu bé giãy giụa, chân đạp loạn xạ. Khi đứng ra khỏi ghế cháu bé đưa tay lên ôm đầu. Lúc đó có một người đàn ông chạy tới bế bổng cháu bé lên và làm động tác vỗ lưng sơ cứu cho cháu bé.

Tài khoản facebook Ninh Anh đăng tải clip lên mạng xã hội kèm dòng trạng thái khiến nhiều người thấy bàng hoàng: "Đúng là xem mấy cách sơ cứu cho bọn trẻ mới thấy hữu ích, hôm nay thằng bé nhà em bị mà xem lại camera hết hồn các bác ạ. Mới mấy giây mà mặt thằng bé tím tái hết vào. Em chạy xuống sơ cứu rơi nguyên cục kẹo ra, may quá các bác ạ!

Chậm trễ một chút nữa thôi là chết dở luôn. Em up lên để các bác cảnh giác không nên cho chúng nó ăn mấy cái kẹo cứng và không nên để chúng nó tự chơi 1 mình các bác ạ! Nhà em hôm nay phước lớn quá ạ !’’.

{keywords}
 

Nhờ phản ứng kịp thời của người bố và sơ cứu đúng cách nên đã cứu cho cháu bé thoát nạn, cộng đồng mạng thở phào nhẹ nhõm. Đoạn clip vẫn đang có sức lan tỏa lớn trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hay gắn tên bạn bè, người thân vào để cảnh báo các bậc phụ huynh có con nhỏ. 

Nhiều cư dân mạng để lại lời nhắc nhở khi xem clip:

"Có con nhỏ là luôn phải nhắc con không được vừa nằm vừa ăn. Những đồ ăn như kẹo cứng, thạch, các loại hạt rất dễ bị sặc khi nằm ăn. Các bố mẹ nên lưu ý";

"Chủ quan quá. Trước con mình chưa đầy tuổi cũng bị sặc sữa vì vừa nằm vừa uống. May mà úp xuống rồi vỗ lưng vài cái thì hết";

"Cẩn thận không bao giờ thừa đâu, nên tìm hiểu kỹ các cách sơ cứu khi có con nhỏ phòng tình huống không may xảy ra các bố mẹ ạ".

Thủ thuật Heimlich được coi là  “thời gian vàng” để cấp cứu và cứu sống tính mạng cho người bị hóc dị vật.

Cơ chế của nghiệm pháp Heimlich là tạo ra một cơn ho nhân tạo bằng cách ấn vào cơ hoành, buộc không khí đi ra khỏi phổi, tràn lên qua cổ họng và nhờ đó đẩy mạnh dị vật bị mắc kẹt ra ngoài.

Đối với thủ thuật Heimlich áp dụng với trẻ nhỏ: phương pháp vỗ lưng ấn ngực. Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái. Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.

Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái. Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.

Thủ thuật Heimlich áp dụng với người lớn và trẻ lớn:

Trẻ còn tỉnh: Cho trẻ đứng sau lưng, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.

Sau đó ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được.

Với trẻ hôn mê: để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân. Đặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.

Ẩn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.

Không nên thò tay vào lấy dị vật ngay khi con bị nghẹn mà chưa quan sát vì có nguy cơ bạn sẽ đẩy dị vật vào sâu hơn và đưa con mình vào cõi chết. Phải mở miệng bé quan sát, nếu bạn thấy được rõ dị vật không quá sâu và có đủ tự tin là lấy ra được, bạn có thể thử.

Khi lấy dị vật, không đưa trực tiếp vào miệng, mà dùng ngón tay đi vòng từ phía hai bên má (tuỳ theo bạn dùng tay trái hay phải), vòng ra phía sau dị vật sau đó móc dị vật ra, bằng cách đó giảm nguy cơ vô tình đẩy dị vật vào sâu hơn.

 Lam Giang

Con trai lớp 3 nhà tiến sĩ viết văn tả 'mùi của mẹ' khiến nhiều người thích thú

Chị Nguyễn Thị Thu - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản), đã chia sẻ bài văn của con trai học lớp 3 lên Facebook nhận được sự yêu thích từ nhiều người.

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !